Trong buổi họp báo kinh tế - xã hội ngày 30/10 của UBND TP HCM, ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó giám đốc Sở Thông tin vàܫ Truyền thông (TT&TT) TP HCM, cho biết đơn vị đang được UBND TP HCM giao chủ trì xây dựng, vận hành, khai thác ứng dụng công nghệ để tổng hợp thông tin dư luận xã hội quan tâm, đồng thời giám sát nội dung xấu độc.
Hệ thống này có khả năng nắm bắt thông tin của hơn 70 triệu tài khoản Facebook, YouTube và hơn 100 nghìn trang tin khác. Ngoài ra, 150 báo điện tử và hơn 1.500 trang tin điện tử tổng hợp, 350 trang mạng xã hội do Bộ TT&TT cấp phép cũng sẽ nằm trong diện quản lý, nắm bắt của hệ thống. Thời gian triển khai hệ thống chưa đư🅺ợc công bố.
Sở TT&TT cho biết cũng đang nghiên cứu việc khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực từ người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn (KOL) trên Facebook, YouTube, TikTok để thực hiện chiến dịch truyền thông chủ động, tuyên truyền về chính sách và nhận diện phương th♐ức lừa đảo trên mạng xã🍸 hội.
Ông Hồi nói thêm, Sở đang phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng bộ tiêu chí nhận diện và quy trình đánh ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚgiá nội dung, tài khoản và kênh vi phạm để đề xuất đưa vào danh sách đen Blacklist và trình UBND thành phố xem xét. Đồng thời, Sở tham mưu sớm ban hành quy chế phối hợp quản lý hoạt động cung cấp thông tin và xử lý tin giả, tin sai sự thật trên mạng có liên quan đến TP HCM.
Trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm nay, Sở đã chuyển danh sách 108 tài khoản mạng xã hội nước ngoài đăng tải thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch để Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử xem xét xử lý. Cơ quan chức năng cũng gỡ 330 bài viết trên Facebook, 439 video trên YouTube, 573 video trên TikTok và hàng trăm trang tin điện 𒀰tử có tên miền quốc tế liên quan đến thông tin xuyên tạc.
Nhiều chủ tài khoản có địa chỉ cư trú ♊tại TP HCM đã bị xử phạt vi phạm hành chính. 30 sàn Forex tổ chức các sự kiện kêu gọi đầu tư, giao dịch tiền số cũng được rà soát, thống kê.
Ông Hồi cho biết thời gian qua, Sở đã phối hợp Công an thành phố để thẩm định, đán𝓀h giá💖 nội dung có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hình sự trên mạng để xử lý. Trong đó có 114 hồ sơ bị giám định tư pháp, thẩm định 131 tài liệu có nội dung liên quan đến đăng tải thông tin xâm phạm quyền, lợi ích của công dân, xuyên tạc, kích động chống phá Đảng, Nhà nước, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của các lãnh đạo trên Internet.
Trước đó, từ đầu năm, Bộ Thông tin và Truyền thông đã lập danh sách Blacklist để các nhãn hàng tránh đặt quảng cáo vào nội dung xấu độc, vi phạm. Các doanh nghiệp cũng phải thường xuyên rà soát vị trí đặt quảng cáo trên mạng, không để bị gắn vào những trang, kênh, tài khoản, nội dung xấu độc, vi phạm pháp lᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚuật.
Lê Thu