Hiện việc điều trị bằng ARV miễn phí c🃏hỉ được áp dụng cho người có tình trạng tế bào miễn dịch lympho T-CD4 trong máu ở mức 350 tế bào/mm3 (ở người bình thường🌼, lượng tế bào miễn dịch CD4 khoảng 2.000/mm3; khi nhiễm HIV, lượng tế bào này ngày càng giảm). Theo đề án, từ năm 2015, chỉ cần biết nhiễm bệnh, bất kể T-CD4 ở mức bao nhiêu, bệnh nhân vẫn có thể được điều trị và phải trả phí.
Theo dự kiến, kinh phí điều trị cho mỗi bệnh nhân ꩵnhiễm HIV (tùy theo mức độ bệnh), sẽ từ 11,8 triệu đồng đến 24 triệu đồng cho một năm và phải điều trị suốt đời. Trong đó, thành phố có chế độ miễn giảm tiền điều trị cho khoảng 20% bệnh nhân thuộc diện hộ nghèo.
Cũng theo đề án, việc khám và cung cấp phác đồ điều trị sẽ được thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh tại TP HCM. Người bệnh sau đó có thể đến các nhà thuốc để mua thuốc và trở lại bệnh viện tái khám theo hẹn ꦗ(mỗi tháng một lần).
Theo ông Lương Quốc Bình, Phó phòng Truyền thông và huy động cộng đồng, Ủy ban phòng chống HIV/AIDS TP HCM, hiện HIV đã được xem là bệnh mạn tính có thể kiểm soát. Chỉ cần xét nghiệm và phát hiện bệnh sớm, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc và có thể sống đến vài chục năm🦩. Trong khi nhiều người mắc bệnh ung thư, thời gian sống khi phát hiện bệnh đến lúc suy kiệt có thể 🌠chỉ trong vài năm.
Thống kê mới nhất cho thấy, TP HCM hiện xác định được khoảng 48.000 bệnh nhân nhiễm HIV và số người được điều trị là 23.800. Tất cả bệnh nhân đều ở tình trạng bệnh nặng và có tình trạng tế bào miễn dịch lympho T-CD4 trong máu ở mức 350 tế bào/mm3. Việc điều trị là miễn phí và nguồn kinh phí do các tổ chức nước ngoài tài trợ, song chương trình tài trợ sẽ bị cắt giảm từ năm 2015 và c✱hấm dứt vào năm 2018.
Hiện rào cản khiến ngư��ời bệnh không dám đi kiểm tra và điều trị sớm vẫn là do sợ bị kỳ thị khi phát hiện bệnh và không có kinh phí điều trị. Các tính toán cho thấy, lượng người nhiễm HIV còn sống trong cộng đồng có thể lớn hơn gấp 4 lần số l💟ượng đã được xác định nhiễm bệnh.
Việc điều trị sớm bằng thuốc ngoài ꩲviệc đảm bảo sức k🍬hỏe cho người bệnh còn giúp giảm việc lây bệnh trong cộng đồng và góp phần vào quyết tâm kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030.
Hiện ARV đã được Bộ Y tế đưa vào danh sách thuốc cần được thanh toán bảo hiểm nhưng vẫn chưa được phía bảo hiểm duyệt đưa vào danh mục thuốc đư🦩ợc bảo hiểm chi trả. Bệnh nhân HIV được mua bảo hiểm y tế như những người khác, tuy nhiên chỉ được bảo hiểm thanh toán khi chữa những bệnh nhiễm trùng cơ hội do AIDS gây ra.
Thiên Chương