Đây là một trong những mục tiêu được Sawacꦏo đề ra trong quá trình tăng tốc thực hiện Nghị ཧquyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hiện nay, tổng công suất thiết kế các nhà máy nước thuộc Sawaco là 2,4 triệu m3/ngày đêm. Tổng số đấu nối khách hàng đạt 1,6 triệu, cung cấp nước sạch cho 100% hộ dân sinh sống và làm việc trên địa bàn TP HCM. Tổng chiều dài mạng lưới truyền tải và phân phối nước sạch của Sawaco tính đến năm 2023 là gần 11.000 km. Trong năm qua, tổng sản lượng nước sản xuất đạt 693.388.906 m3. Tỉ lệ nước thất thoát, thất thu bình quân năm 2023 của tౠoàn thành phố là 13,05%, giảm 4,85% so với kế hoạch năm 2023 và giảm 5,19% so với bình quân năm 2022.
Năm nay đơn vị ℱtiếp tục chú trọng duy trì tỉ lệ 100% hộ dân thành phố được sử dụng nước sạch. Bên cạnh đó, Sawaco tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Phát triển hệ thống cấp nước TP HCM giai đoạn 2020-2050 và chương trình cung cấp nước sạch cũng như chấm dứt khai thác nước ngầm tại thành phố giai đoạn 2020-2030.
Là doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ, Sawaco được giao nhiệm vụ quản lý hệ thℱống cấp nước của 23/24 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Nhằm bảo đảm 100% người dân thành phố được sử dụng nước sạch, thời gian qua, đơn vị dành nhiều nỗ lực cho công tác đấu thầu, đầu tư các dự án trọng điểm.
Đại diện đơn vị cho biết, Sawaco đã tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng 336/336 gói thầu. Đơn vị áp dụng cả hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh..., tuân thủ theo các quy định pháp luật. Các trình tự và thủ tục đều được thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng như hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đảm bảo chặt chẽ, min𒉰h bạch. Điều này đã nâng cao hiệu quả cạnh tranh giữa các nhà thầu và lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, thực hiện đảm bảo chất lượng và tiến độ. Tỉ lệ số lượng và giá trị gói thầu đấu thầu qua mạng ngày càng tăng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.
Trong quá trình thực hiện các dự án cấp nước trọng điểm, đơn vị cũng gặp nhiều khó khăn. Trong đó có việc tư vấn thiết kế chưa lường trước hoặc cập nhật chưa hết, chưa chính xác các công trình ngầm trên tuyến. Các công trình ngầm thực tế ngoài ꦯhiện trường có sự khác biệt hoặc chưa đúng với số liệu cung cấp, dẫn đến việc xử lý giao cắt mất nhiều thời gian. Bên✤ cạnh đó là vướng mắc trong quá trình xin phép đào đường, thỏa thuận hướng tuyến và chờ phối hợp thi công với các công trình hạ tầng khác. Một số dự án bị vướng mặt bằng chưa giải tỏa bồi thường hay mặt bằng bị chồng chéo giữa các đơn vị quản lý.
Kim Ánh