Đây là một phần nội dung nằm trong dự thảo thay thế Quy꧑ết định 74 năm 2008 về quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố v🅷ừa được Sở Giao thông Vận tải gửi các quận, huyện và Sở Tư pháp thẩm định.
Theo đó, Sở Gia꧒o thông Vận tải thành phố bổ sung 7 trường hợp được tạm dùng vỉa hè và đóng phí, gồm: nơi tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua bán hàng hóa; điểm bố trí công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng có thu tiền sử dụng; lắp đặt công trình, trụ quảng cáo tạm; tổ chức hoạt động văn hóa; điểm giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa; nơi truꦺng chuyển vật liệu, phế thải phục vụ thi công của hộ gia đình; điểm giữ xe có thu phí.
Dự thảo cũng đề cập ba trường hợp được sử dụng tạm thời một phần lòng đường và đóng phí, gồm: tổ chức sự kiện văn hóa và trôꦅng, giữ ôtô phục vụ sự kiện có thu tiền sử dụng; điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; bố trí điểm trông, giữ xe có thu phí.
Mức phí cụ thể với các trường hợp trên hiện chưa được nêu trong dự thảo. Các đơn vị liên quan sẽ phối hợp hoàn thiện đề án để báo cáo UBND thành phố trước khi trình HĐND xem xét. Ngoài ra, dự thảo cũng cho phép sử dụng một phần để tꦿổ chức các sự kiệ𒆙n văn hóa, xã hội khác không thu phí khi đủ điều kiện tổ chức.
Sau nhiều lần chỉnh sửa, dự thảo thay thế Quyết định 74 vẫn giữ quan điểm vỉa hè dù rộng hay hẹp vẫn phải ưu tiên dành cho người đi bộ 1,5 m và hai làn ôtô♎ cho một chiều đi đối với lòng đường. Phần còn lại nếu đủ điều kiện mới tổ chức các hoạt động khác ngoài mục đích giao thông♓.
Theo S🐬ở Giao thông Vận tải, Quyết định 74 sau 15 năm thực ཧhiện đã giúp quản lý lòng đường, hè phố tốt hơn. Tuy nhiên, các quy định có một số tồn tại khiến hiệu quả quản lý, sử dụng hè phố chưa cao.
Tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là tình trạng bức xúc ở TP HCM suốt nhiều năm qua. Nhiều khu vực vỉa hè bị chiếm để làm quán nhậu, kinh doanh, buôn bán, không còn diện tích dành cho người đi bộ. Các quận, huyện đã nhiều lần ra quân lập lại trật tự vỉa hè, tuy nhiên việc này được ví như "bắt cóc bỏ dĩa".
Gia Minh