Ngày 25/7, lãnh đạo Sở Y tế TP HCM cho biết đã khẩn cấp họp bàn các giải pháp giám sát dịch bệnh sau khuyến cáo của Bộ Y tế. Hiện, địa bàn thành phố vẫn chưa phát hiện trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm 1 - chưa có trường hợp xác định bệnh đậu 📖mùa khỉ.
Theo kịch bản ứng phó của thành phố, nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ ở các cửa khẩu, kiểm dịch viên y tế sẽ thăm khám, khai thác thông tin, lập phiếu điều tra dịch tễ. Người nhập cảnh có triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ sẽ được hướng dẫn đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM hoặc các bện♌h viện đa khoa có khu cách ly để được kiểm tra, theo dõi.
Người dân có triệu chứng nghi ngờ có thể đến bệnh viện quận, huyện gần nhất để được tư vấn, khám sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán nếu cần. Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn khi tiếp nhận trường hợp nghi ngờ phải sàng lọc, phân lu🍸ồng, hướng dẫn người bệnh di chuyển🦩 đến buồng khám sàng lọc. Mẫu bệnh phẩm gửi về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Viện Pasteur TP HCM để xét nghiệm chẩn đoán xác định. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, người bệnh tự cách ly tại nhà nếu đủ điều kiện và không có triệu chứng nặng hoặc ở tại khu cách ly của bệnh viện.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM được phân công là bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận các trường hợp có thể kไèm triệu chứng nặng; các trường hợp có thể nhưng không đủ điều kiện cách ly tại nhà, bệnh viện; các trường hợp xác định mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh viện phối hợp tập huấn nhân viên y tế ở các cơ sở cáཧch phát hiện, cách ly, chăm sóc người mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Các tổ ch༒ức sức khỏe dựa vào cộng đồng, các đồng đẳng viên của chương trình phòng, chống HIV/AIDS được huy động tham gia truyền thông, tư vấn về phát hiện và phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ đối với nhóm người có quan hệ tình dục đồng giới nam. Các tổ chức này sẽ tham gia công tác truy vết khi có trường hợp dương tính với đậu mùa khỉ trên địa bàn thành phố.
Hai tháng nay, ngành y tế thành phố đã nhiều lần chuẩn bị kịch bản ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ. Các🔯 triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh là phát ban có bóng nước cấp tính không rõ nguyên nhân và có một hoặc nhiều dấu hiệu gồm sốt trênಌ 38 độ C, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược.
Ngày 24/7, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết bệnh đậu mùa khỉ lây từ động vật sang người, hoặc từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp gần, vết thương hở, dịch cơ thể.ꦓ.. Ngoài ra, bệnh có thể lây qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng nhiễm mầm bệnh.
Đại diện Bộ Y tế và WHO cho biết bệnh không lây qua không khí qua các sol khí nhỏ như nCoV. Trong một vài tình huống, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan qua các giọt bắn đường hô hấp nhưng cách lây lan này đòi hỏi phải có sự tương tác🎀 trực diện, lâu dài, giọt bắ𒐪n đủ lớn.
Theo WHO, phần lớn người bệnh tự hồi phục trong vòng vài tuần, chưa có bằng chứng bệnh biểu hiện không triệu chứng. Tuy nhiên, đậu mùa khỉ có thể biến chứng khi nốt ban bị nhiễm trùng, dẫn tới hoại tử hoặc gây viêm nhiễm, mất nước, nhiễm trùng máu, viêm não. Nhóm có nguy cơ cao, dễ biến chứng gồm trẻ em, phụ nữ có thai, suy giảm miễn dịch, cần điều𝓡꧋ trị và theo dõi chặt ở bệnh viện.
Tín🎶h đến 24/7, đã có hơn 16.000 c🌃a bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện tại 75 quốc gia trên thế giới, trong đó có 5 ca tử vong.
Lê Phương