TPBank liên tục truyền thông, hướng dẫn kèm các minh họa cụ thể để khách hàng có thể tự thao tác và thực hiện nhằm đảm bảo hoàn tấtꦛ trước ngày 1/7 theo quy định.
Bên cạnh đó, nếu cá nhân không thể tự cập nhật, đơn vị🅠 hỗ trợ đa kênh, áp dụng song song với ứng dụng TPBank Mobile là LiveBank 24/7 cùng đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ từ xa, quầy giao dịch truyền thống với thiết bị đọc chip chuyên dụng, hay chuyên viên chăm sóc khách hàng đến tận nơiꦆ.
Trong đó, với gần 500 điểm giao dịch, chủ yếu ở các thành phố lớn, LiveBank 24/7 là kênh hỗ trợ hữu hiệu khi khách hàng không thể tự thao tác online, đặc biệt là người ✤dùng lớn tuổi.
Bá🗹c Hoàng Nam (56 tuổi, Hà Nội) chia sẻ, sau mấy lần tự làm nhưng không cung cấp được khuôn mặt cho ngân hàng qua ứng dụng, ông được con trai hướng dẫn đến LiveBaꦯnk 24/7 gần khu nhà để nhận hỗ trợ.
"Tôi đã cập nhật được ngay và còn được nhân viên tư vấn th꧟êm rất nhiều dịch vụ. Tôi có thể thực hiện tại đây một cách nhanh 💫chóng", ông nói thêm.
Trước đó, TPBank đã triển khai các công nghệ sinh trắc học từ năm 2017, thu thập dữ liệu của khách hàng tại LiveBank 24/7, cho phép sử dụng khuôn mặt hoặc vân tay để xác thực các giao dịch. Đây cũng là mꦆột trong những yếu tố giúp nhà băng hoàn thành nhiệm vụ sớm.
TPBank chuẩn hóa và thực hiện bổ sung các quy định về việc thu thập, xác thực sinh trắc học bằng cách bổ sung giải pháp đọc NFC lấy thông tin từ căn cước công dân để so khớp với cơ sở dữ liệu cũ. Đơn vị thực hiện từ đầu tháng 4, trung bình mỗi ngày có trên dưới 10.000 mẫu khuôn mặt và căn cước công dân được cập nhật vào kho dữ liệu của TPBank từ tất cả các kênh, gồm: Mobile Banking, Interꦆnet Banking, quầy và LiveBank 24/7.
Nhờ đó, ngân hàng nhanh chóng đồng bộ quy trình để vừa thu thập dữ liệu khách hàn♐g, vừa đảm bảo vận hành với khối lượng giao dịch cao hàng ngày. Ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ, bảo vệ khách hàng sớm, tối đa là mục tiêu hàng đầu của đơn vị, song song với phát triển sản pꦆhẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu khách hàng.
"Với hệ thống sẵn có, TPBank đã nhanh chóꦦng dồn lực thực 𝔍hiện theo quy định của Nhà nước để đảm bảo tính an toàn của tài khoản khách hàng ở mức cao hơn nhanh nhất có thể", ông khẳng định.
Quyết định triển khai bảo mật sinh trắc học khi giao dịch được Chính phủ đưa ra vào cuối năm 2023 nhằm triển khai giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh💃 toán thẻ. Điều này đồng nghĩa với việc giao dịch của khách 🧸hàng, nhất là từ 10 triệu đồng mỗi lần và 20 triệu đồng một ngày, đều được bảo vệ nghiêm ngặt hơn.
Các yếu tố xác thực truyền thống như OTP, SmartOTP hay chữ ký, pin thẻ... có nguy cơ cao bị kẻ gian lợi dụng. Phương thức xác thực bằng FaceID cũng phụ thuộc vào các thuật toán so khớp mẫu khuôn mặt trên thiết bị điện thoại cá nhân, không đảm bảo chính khách hàng đăng ký tài khoản là người thực hiện ꧃giao dịch.
Do đó, quyết định🐎 này thắt chặt thêm phần xác thực bằng khuôn mặt đã so khớp với khuôn mặt trên căn cước công dân, đảm bảo người giao dịch là chủ tài khoản ngân hàng, từ đó, mang lại những tác động tích cực cho cả khách hàng và ngân hàng.
Nhật Lệ