Bài toán đánh đổi
Với quy mô kinh tế nhỏ, độ mở lớn, cơ cấu kinh tế hiện t꧒ại của Việt Nam khiến những tác động của Covid-19 trở nên nghiêm trọng hơn. Dịch vụ - ngành chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lại là ngành ☂chịu thiệt hại nặng nề nhất. GDP quý I tăng 3,82%, sụt gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Sản xuất công nghiệp và bán lẻ tiêu dùng đều giảm mạnh với chỉ số sản xuất công nghiệp cũng chỉ bằng một nửa so với năm 2018.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chỉ còn 0,5%, m🍎ức tăng thấp kỷ lục, trong khi nhập khẩu âm gần 2%. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đang cạn kiệt nguyên liệu đầu vào để sản xuất. Dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu quý II còn thấp hơn nữa khi các nền kinh tế lớn, đồng thời là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, mới thực sự ngấm đòꦦn Covid-19.
Các doanh nghiệp – trụ cột của nền kinh tế chịu cú sốc mạnh vì Covid-19. Số doanh nghiệp lập mới tăng 4,4%, nhưng quy mô vố🔯n và lao động đều giảm, trong đó lao động giả♓m tới gần một phần tư so với quý I năm 2019. Số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt hoặc chờ giải thể tăng đến 26%.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Lúc này, nếu không có sự can thiệp hiệu quả, hiệu lực và kịp thời của Chính phủ, một số ngành kinh tế và nhiều doanh nghiệp có thể đổ v𒅌ỡ, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng về tăng trưởng, việc làm, cũng như nhiều hệ lụy xã hội tiêu cực khác.
Đây là bài toán đánh đổ🐭i mà mọi𒉰 quốc gia phải chấp nhận. Chính phủ cần phản ứng nhanh nhất và hiệu lực nhất với tất cả nguồn lực để ngăn chặn khủng hoảng y tế trở thành khủng hoảng kinh tế và thậm chí trở thành khủng hoảng tài chính và nợ công.
Không nên chạy theo GDP mà xao lãng mục tiêu chống dịch. Giữ tốc độ tăng trưởng không phải là mục tiêu chính🧸 yếu lúc này. Nếu vì tiếc một vài điểm % tăng trưởng GDP mà xem nhẹ hay chấm dứt các biện pháp chống dịch qu♔á sớm thì có thể phải trả giá đắt.
Mục tiêu của Chính phủ lúc này, là làm thế nào bảo toàn lực lượng để có thể chuẩn bị nền tảng hồi phục khi bước ra khỏi khủng hoảng. Lực lượng 🍌ở đây là sự sống của người dân, sức khỏe của doanh nghiệp, của hệ thống ngân hàng – tài chính và niềm tin của người dân đối với Nhà nước.
Vì thế, hệ thống các chính sách can thiệp của Chính phủ để ứng phó với tác hại của Covid-19 phải đáp ứng các mục tiêu, như hạ thấp đường cong miễn dịch, bảo vệ sức khoẻ doanh nghiệp, củng cố niềm tin xã hội, bồi đắp nền tảng phục hồi và hạn chế di hại tương l෴ai.
Trong đó, "bồi đắp nền tảng p༺hục hồi" và "hạn chế di hại tương lai" là quan trọng nhất, bởi cuộc khủng hoảng nào rồ🐭i cũng qua đi, vấn đề là chúng ta sẽ ra khỏi khủng hoảng trong trạng thái điêu tàn hay với tâm thế đã có một số nền tảng nhất định để phục hồi nền kinh tế.
Nếu chính sách đưa ra chỉ giải quyết các vấn đề ngay trướജc mắt thiếu tầm nhìn cho tương lai thì không những không bồi đắp được các nền tảng để phục hồi mà thậm chí còn có thể tạo ra những hệ lụy khó khắc phục về sau.
Kiến nghị dừng xuất khẩu gạo gần đây là một ví dụ. Trong khi sản lượng lúa gạo của Việt Nam vẫn đang ổn định, chỉ thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái, dư sức để vừa đảm bảo an n꧅inh lương thực, vừa đảm bảo xuất khẩu gạo thì chúng ta lại bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu gạo với giá cao.
Chưa kể như vậy chúng ta rất bất công với khu vực nông nghiệp – nông dân – nông thôn, vốn luôn là bệ đỡ của nền kinh tế Việt Nam khi rơi vào khủng hoảng. Thực tế vừa qua, rất nhiều người mất việc ở đô thị quay về nông thôn nương náu. Nếu không xuất khẩu được gạo, nông thôn sẽ bị quá tải, gánh nặng chồng chất thêm lên vai người nông dân vốn🅺 đã chịu nhiề♑u khó khăn do thời tiết cực đoan, hạn mặn vừa qua.
Ba chính sách chủ công chống Covid-19
Về chính sách tài khóa, cꦺhi tiêu công quan trọng nhất hiện nay là cho y tế và phòng dịch. Nếu cú sốc y tế không được chặn đứng, chắc chắn sẽ dẫn tới cú sốc kinh tế. Nếu chúng ta chấp nhận suy giảm kinh tế tạm thời thì còn có sức để chống dịch lâu ℱdài và có thể hồi phục kinh tế sau này. Còn nếu mặt trận y tế thất bại thì chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại kinh tế, tài chính và thậm chí các khủng hoảng khác.
Mặt khác, cần có chính sách miễn, giảm, hoãn, giãn thuế (VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp) cho các doanh🥀 nghiệp chịu tác động nghiệm trọng của Covid-19. Chính phủ cũng cần tăng chi tiêu cho các chính sách an sinh, trợ cấp xã hội và các dịch vụ xã hội cơ bản. Nếu Chính phủ không hỗ trợ cho lực lượng lớn những người nghèo, cận nghèo thì họ sẽ ꦗtrở nên bần cùng hóa, dẫn đến những rủi ro bất ổn về mặt xã hội.
Trong nhiều hình thức trợ cấp xã hội, Chính ph😼ủ có thể cân nhắc hỗ trợ người dân bằng cách khấu trừ trực tiếp trên hóa đơn điện, nước – các tiện ích cơ bản, chẳng hạn một khoản cố định 100.000 đồng một tháng trên hóa đơn tiền điện. So với trợ cấp theo tỷ lệ phần trăm (10% như đề xuất hiện nay), trợ cấp một khoản cố định hàng tháng sẽ hỗ trợ được nhiều nhất cho người nghèo mà không làm tăng gánh nặng ngân sách.
Về tiền tệ, quan trọng nhất là đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại, qua đó hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch. Ngoài ra, có thể cho phép cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp và vay tiêu dùng, như giãn tiến độ, hoãn trả nợ, không đưa vào danh sách nợ xấu vì đây là rủi ro từ trên trời rơi xuống, không 💞phải là lỗi của doanh nghiệp và người dân.
Về đầu tư công, Chính phủ cần nhắm vào hai mục tiêu: vừa kích thích kinh tế, vừa giúp bồi dưỡng năng lực khi hồi phục. Theo đó, các ngành công nghệ thông tin và truyền thông (5G), năng lượng tái tạo, các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng mà hiện nay do thiếu vốn nên ngưng trệ, chậm tiến độ, các nền tả⛎ng giáo dục trực tuyến, khám bệnh từ xa, thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử... nên được xem là các ưu tiên đầu tư.
Một trong những ưu tiên hàng đầ𝐆u của Chính phủ là phải xây dựng được niềm tin rằng Chính phủ đã hành động kịp thời, hành động hiệu quả vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Khi đó, Chính phủ sẽ ra khỏi cuộc khủng hoảng này với một trạng thái tự tin và những chính sách sau này của Chính phủ sẽ có hiệu lực hơn rất nhiều.
TS Vũ Thành Tự Anh
Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright