Thoại Hà -
Sáng 17/6, c🧸ó mặt tại buổi kỷ niệm ngày sinh của nhà thơ Lưu Trọng Lư (19/6/1911 - 10/8/1991), do gia đình cố nhà thơ tổ chức tại Trung tâm White Palace TP HCMℱ, NSND Trà Giang nhắc đến kỷ niệm một thời bà sống cùng khu tập thể với vợ chồng nhà thơ tại Hà Nội.
Thời đó, đến cái nhà tắm cũng dùng chung cho cả khu. Có lần, vợ nhà thơ Lưu Trọng Lư đi tắm, bỏ quên chiếc đồng hồ đeo tay. Trà Giang vào sau, nhặt được và mang trả lại. Chuyện chỉ có vậy, nhưng Lưu Trọng Lư trở nên quý mến cô gái miền Nam bản tính thật thà, chất phác. Nhắc đến đây, giọng nữ diễn viên nổi tiếng một thời như nghẹn lại. Trà Giang cho biết, bà quý mến tác giả Tiếng thu không chỉ vì tài thơ mà còn ở cách sống chan hòa, giản dị, nghĩa tìn𒅌h của 🅠ông.
NSND Trà Giang xúc động nhắc lại kỷ niệm với Lưu Trọng Lư. |
* Ảnh: Trần Tiến hát nhớ tác giả "Tiếng thu" |
Những đóng góp của Lưu Trọng Lư cho nền văn học Việt Nam đã được nói đến rất nhiều và là điều không cần bàn cãi. Vì thế, buổi gặp gỡ tại TP HCM là dịp để những ai yêu thơ ông, có kỷ niệm gắn bó với tác giả Tiếng thu được ngồi lại, kể cho nhau nghe những mẩu chuy🍒ện, cùng đọc thơ Lưu Trọng Lư và nghe những bài hát phổ từ thơ ông.
Nhiều mái đầu đã bạc phơ góp mặt ở buổi kỷ niệm từ ꦓsớm, kiên nhẫn ngồi chờ để nói vài lời phát biểu cảm nghĩ cũng như lắng lòng lại cùng nghe những bản nhạc, bài thơ.
Nhạc sĩ Phạm Duy là người phổ nhạc vài bài thơ của Lưu Trọng Lư và ông rất tâm đắc với những bài về mùa thu. "Lưu Trọng Lư đã có những bài thơ về mùa thu tuyệt đẹp", Phạm Duy nói ngắn gọn và mời mọi người cùng nghe lại bài Tiếng thu qua giọng hát🍒 Thái Thanh và sau đó một bản do Thái Hiền và Duy Quang song ca.
"Em không nghe mùa thu. Dưới trăng mờ thổn thức? Em không nghe rạo rực. 🐓Hình ảnh kẻ chinh phu. Trong lಌòng người cô phụ?", lời thơ trong sáng được giai điệu nhẹ nhàng nâng lên khiến không ít khán giả có mặt ở khán phòng tấm tắc trước vẻ đẹp hài hòa của thơ và nhạc.
Các tác phẩm của Lưu Trọng Lư được trưng bày tại lễ kỷ niệm. |
Nhà thơ Phan Vũ cũng không bỏ lỡ cơ hội đứng lên ngâm nga vài câu: "Mời anh cạn hết chén này, Trăng vàng ở cuối non tây ngậm buồn. Tiếng gà đã rộn trong thôn, Nửa đời phiêu lãng chỉ còn đêm nay" (trích bài thơ Giang hồ). Đây là những câu thơ mà Phan💙 Vũ "thích nhất trong cuộc đời mình". Phan Vũ cũng như tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái, NS༺ND Đoàn Dũng đều cùng chung nhận xét Lưu Trọng Lư là một nhà thơ "thơ từ trong tác phẩm đến cả cuộc đời thực".
"Ông sống hồn nhiên với đôi mắt và tâm hồn trẻ thơ, và sẵn sàng giúp đỡ những tài năng trẻ để họ tự tin vào bản thân và phấn đấu trên con đường sự nghiệp của mình", Nguyễn Th♐ị Minh Thái chia sẻ.
Nhà phê bình Trần Mạnh Hảo phát biểu, không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng Lưu Trọng Lư còn là xứng đáng là một nhà văn lớn. "Với văn xuôi, Lưu Trọng Lư có những tác phẩm rất hay. Còn với cuốn Nửa đêm sực tỉnh, ❀có thể nói ông còn là một ngư♐ời viết hồi ký rất tài".
Từ trái qua, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, nhạc sĩ Phạm Duy và dịch giả Hoàng Hữu Đản tại buổi gặp gỡ. |
"Cuộc đời cha tôi khi chìm khi nổi, nhưng có một điều ông luôn giữ trong lòng và truyền dạy lại cho con cháu là làm gì cũng vẫn phải giữ một chữ nhân", nhà thơ Lưu Trọng Văn chia sẻ. Chữ nhân này cũng là những gì mà nhà thơ Tố Hữu gói ghém trong những câu thơ ông ứng tác dành tặng Lưu Trọng Lư:
"Lưu Trọng Lư ơi biệt cõi trần
Tiếng thu man mác nhạc trong ngần.
Nửa đêm sực tỉnh đời pha mộng.
Da diết lòng anh một chữ nhân"