Ngày đặt bút ký hợp đồng mua nhà, hai vợ chồng 💎tôi lo nhiều lắm, không biết có trả nợ nổi không. Nhưng rồi theo lời chồng tôi thì "thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng", món nợ trên vai là động lực để bọn tôi phấn đấu và làm được tốt hơn những gì tôi nghĩ.
Tôi sinh năm 1994, chồng tôi sinh năm 1992, có một em bꦑé 4 tuổi sinh năm 2019. Như bao gia đình khác, vợ chồng tôi từng có thời điểm "có đồng nào xào đồng ấy", không tiết kiệm được chút nào. Mãi đến năm 2019 khi mang thai, chúng tôi với ý thức việc phải biết nhon nhặt tiền để sinh con, chăm con và xa hơn là mua nhà.
Năm 2020, khi con được một tuổi, chúng tôi quyết định sẽ mua nhà để con có cuộc sống tốt hơn, không gian rộng rãi hơn. Lúc đó tài chính hai vợ chồng là 450 triệ💯u đồng. Chúng tôi mua một căn hộ giá 1,1 t🉐ỷ đồng, tiền sắm sửa nội thất 85 triệu đồng, tổng gần 1,2 tỷ đồng. Số tiền 750 triệu đồng, chúng tôi vừa vay mượn người thân, vừa vay ngân hàng. Sau 3 năm, vợ chồng tôi đã trả được hết số nợ đó. Và dưới đây là cách giúp tôi áp dụng cho việc trả nợ sau mua nhà.
1. Xác định khả năng tài chính
Tỷ lệ vàng khi mua nhà là bạn có trong tay khoảng 30 - 40% giá trị tài sản. Nếu tỷ lệ vay lớn hơn, phải đảm bảo thu nhập hai vợ chồng đủ mạnh để khoản chi trả nợ không chiếm quá 40% thu nhập hàng tháng. Tôi thấy rất nhiều trường hợp vay ngân hàng đến 80%, sau đó không thể chịu được áp lực trả nợ hàng tháng khiến cuộc sống bị bó chặt bởi áp lực trả nợ. Ngoài ra ꦜluôn có kế hoạch trả nợ đúng hạn, tránh việc các khoản nợ gối lên nhau.
2. Áp dụng nguyên tắc "tăng thu, giảm chi"
Tăng thu của gia đình tôi bao gồm: làm thêm việc, tăng ca để tăng thu nhập; đầu tư an toàn để kiếm lãi hàng năm; tận dụng mọi cơ hội để kiếm tiền. Trước kia cả hai vợ chồng tôi đều làm công ăn lương, nhưng khi có một khoản nợ trên đầu, hai vợ chồng có thêm động lực để chăm chỉ hơn. Chúng tôi từng làm 2-3 công việc một lúc; đăng bán từ mớ rau, quả mít, nải chuối từ quê gửi lên để thêm tiền đi chợ; ngoài ra, vợ chồng tôi cũng có một số khoản đầu tư an toàn c♑ùng bạn bè để tối ưu nguồn tiền hàng năm.
Giảm chi của nhà tôi gồm: tối ưu chi phí du lịch, nghỉ dưỡng; giảm mua sắm đồ đạc, quần áo, mỹ phẩm, đồ chơi, chỉ mua những món đồ thực sự cần thiết; giảm ăn uống nhà hàng, cà phê trà sữa, thay vào đó tôi sẽ mua nguyên liệu về tự nấu vừa tiết kiệm lại an toàn. Học cách tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất như: tắt đèn, tắt quạt khi không sử dụng, tiết kiệm điện, tiết kiệm n𓂃ước...
3. Lên kế hoạch tài chính cụ thể
Chúng tôi thỏa thuận rõ ràng: lương vợ sẽ dùng để chi tiêu sinh hoạt gia đình, lương chồng dùng để trả nợ. Nếu tháng nào phí sinh hoạt nhiều hơn, tôi sẽ nhờ chồng hỗ trợ, ngược lại có những tháng dư tiền sinh hoạt, tôi sẽ phụ cùng chồng để trả nợ. Về chi phí sinh hoạt gia đình, tôi lại chia nhỏ ra thành các quỹ: Tiền ăn uống, tiền điện nước, học phí của c🤪on, tiền chi tiêu vợ, chồng... Mỗi khoản sẽ có ngân sách riêng và hạn chế việc tiêu quá ngân sách đề ra.
Nhờ áp dụng các nguyên tắc thu - chi, xác định được khả năng tài chính phù hợp và có kế hoạch chi tiêu hợp lý, sau gần 3 năm, gia đình tôi đã trả xong toàn bộ ꦇsố tiền 750 triệu mà đời sống gia đình không bị quá siết chặt.
Với nhiều người, có thể đó là một số tiền nhỏ, nhưng với vợ chồng tôi, đó là một chặng đường phấn đấu đáng tự hào. Giờ đây khi đã trả hết nợ, chúng tôi cảm nhận được trọn vẹn niềm hạnh phúc khi được s💯ống trong ngôi nhà mang tên mình. Cũng từ cột mốc này, chún🥂g tôi lên kế hoạch tài chính cho những dự định tiếp theo, với mơ ước sẽ nhiều chìa khóa căn hộ mơ ước nữa trong tay.