Khi đứa con hỏi xin tiền thì người cha chỉ vào tờ tiền mà nói: "Đây là số tiền mà mẹ con kiếm được, con cứ lấy mà dùng". Người🦹 vợ âm thầm chịu đựng sự hành hạ về tinh thần mà không dám nói với ai vì xấu hổ, 3 tháng sau thì chết. Người chồng cho rằng anh ta không hề bạo lực với vợ, mà trái lại đã rất nhân đạo, không đánh vợ, không mắng chửi, không đòi l♌y hôn mà chỉ giữ lại tờ tiền để nhắc nhở, giáo dục, muốn vợ không tái phạm.
Câu chuyện điểnꦦ hình cho bạo lực tinh thần trên được các chuyên gia đưa ra thảo luận tại Hội thảo khu vực ASEAN về pháp luật phòng chống bạo lực gia đình, đang di🍬ễn ra tại Hà Nội.
Theo ông Lê Đỗ Ngọc, Vụ trưởng Vụ gia đình, Bộ Văn hóa🍷, Thể thao và Du lịch, tất cả các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam đã phê chuẩn cáওc công ước chống bạo hành với phụ nữ, trẻ em... Việt Nam còn ban hành cả một luật riêng về Phòng chống bạo lực gia đình.
Tuy nhiên ông Ngọc cũng thừa nhận "thực tế thì mức độ bảo vệ người phụ nữ là chưa cao", mà nguyên nhân một phần là do rất khó để xác định xem đó༺ có phải là hành vi bạo lực không, nhấ🔴t là với những hành vi gây tổn thương về tinh thần.
"Như ví dụ nêu trên đó là một trường hợp điển hình về hành vi bạo lực tinh thần, nhưng lại không thể xử lý vì không𓃲 có bằng chứng", ông nói.
Dự kiến 2009-2010 Việt Nam sẽ tiến hành điều tra tình trạng bạꦅo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc. Mục đích là để xác định hiệu quả của những văn bản pháp luật đ𒁏ã được ban hành, làm căn cứ để điều chỉnh, sửa đổi luật tiếp theo.
Ông Ngọc cũng cho biết hiện Vụ gia đình đang xây dựng mô hình nhóm xung kích để có thể can thiệp ngay lập tức khi có xung đột gia đình xảy ra. Nhóm từ 3 đến 5 người, bao gồm công a꧃n viên, trưởng thôn, lực lượng thanh niên trong thôn...
Sự can thiệp này của cộng đồng là một điểm mới của Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Khi chưa có bộ luật này, việc cãi vã, đánh nhau giữa vợ chồng là chuyện riêng trong gia đình, người ng🌳oài không có quyền can thiệp. Nhưng nay hàng xóm khi thấy có hành vi bạo lực, hoặc chính người phụ nữ bị ch🅷ồng đánh đập có thể đi tìm những người trong nhóm xung kích để báo tin, nhằm có sự can thiệp ngay lập tức.
Tại thôn xóm cũng sẽ thành lập những câu lạc bộ gia đì𓃲nh, khoanh vùng những gia đình có nguy ꦛcơ cao, để có biện pháp giáo dục kịp thời. Tránh trường hợp người phụ nữ bị đánh thâm tím mặt mày chính quyền mới can thiệp.
Cũng theo dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh v🧸ực phòng chống bạo lực gia đình (dự kiến sẽ có hiệu lực từ cuối tháng này), những hành vi bạo lực tùy mức độ có thể bị phạt cảnh cáo, phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thương tích cho n🤪ạn nhân từ 11% trở lên. Cán bộ công chức nếu vi phạm sẽ bị thông báo đến lãnh đạo cơ quan để có biện pháp giáo dục.
"Để có thể loại bỏ tận gốc nạn bạo lực gia đình, điều quan trọng là cần phải truyền thông để thay đổi nhận thức, và hãy bắt đầu ngay từ trong mỗi gia đình để tạo thành nếpඣ nghĩ, thói quen. Cha📖 mẹ nên đối xử bình đẳng giữa con trai và con gái, không chửi bới, đánh nhau. Hãy là một tấm gương tốt cho con cái", ông Ngọc nhấn mạnh.
Nam Phương