Trường hợp bị quấy rối trực tiếp, bạn nên ghi âm, ghi hình, chụp hình những người quấy rối để làm bằng chứng việc đe dọa, quấy rối trước tiên. Sau đó hãy gọi điện và thông báo tình hình cho cơ quan công an gần nhất, cảnh 🍰sát 113 hoặc cảnh sát ﷽trật tự để được hỗ trợ bảo vệ kịp thời. Nếu bị hành hung, đánh đập và xâm phạm đến thân thể, tài sản, bạn hãy la lớn kêu hàng xóm hỗ trợ.
Nếu bị quấy rối trên mạng xã hội, điện thoại, tin nhắn, bạn cần phải tìm cách xác định thông tin của người quấy rối như: tên, tuổi, địa chỉ,... Đồng thời, bạn nên ghi âm, ghi hình cuộc gọi, chụp hình và lưu trữ những thông tin, tài liệu để làm bằng chứng về việc bị quấy rối. Nếu không thể xác định thông tin của người đe dọa, bạn phải tìm cách chặn phương tiện liên lạc 𓄧của người này để họ phải lộ diện.
Khi có đủ thông tin và bằng chứng về người có hành vi đe dọa, bạn hãy liên hệ cơ quan có thẩm quyền để trình báo, tố cáo bằng văn bản, nộp bằng chứng để công an có cơ sở xác minh, điều tra và ༺xử lý.
Nơi nhận đơn tố cáo là trụ sở Công an xã/phường/thị trấn hoặc Công an quận🦋/huyện. Thời hạn giải quyết là 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn tố giác/trình báo. Trường hợp sự việc phức tạp, thời gian giải quy🔯ết không quá 2 tháng.
Theo quy định của pháp luật, các đối tượng đe dọa, quấy rối sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy mức độ vi phạm. Đồng thời,🐽 cơ quan công an sẽ có những biện pháp răn đe kịp thời để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật tương tự nhằm bảo 🐈vệ người bị quấy rối.
Câu 9: Bị đe dọa, quấy rối trên mạng xã hội, điện thoại, tin nhắn, người vay có cần lập vi bằng?