Tôi từng có con đi học (giờ đây các cháu đều trưởng thành) và có hơn 10 năm tham gia Hội cha mẹ học sinh (CMHS) với tư cách là trಌưởng ban đại diện, tôi có mấy ý kiến như sau:
1. Mỗi khi có sự việc gì xảy ra, chúng ta lại thấy các cơ quan quản lý vào cuộc, rồi đôn đốc, nhắc nhở, kỷ luật, nhưng rồi đâu lại vào đấy. Nói thì nhiều lắm, cả ngày không hết. Tôi cho rằng, ở đây, các quy định còn rấꦍt chung chung, không thể hiện rõ trách nhiệm một cách cụ thể cho cá nhân, tổ chức nào, nên nếu có kỷ luật một ai đó thì người bị kỷ luật cũng không tâm phục.
2. Đạo đức công vụ đang không được đề cao và không có chế tài mạnh mẽ, đủ sức răn đe để mỗi khi đứng trước một việc gì đó, người đó buộc phải suy nghĩ rất cẩn trọng trước 💞khi quyết định làm.
>> Ba dấu hỏi vụ 3 học sinh rơi từ ôtô đang chạy
3. Trong sự cố ba học sinh rơi từ ôtô, cũng phải nói đến yếu tố của người đại diện hội CMHS nhà trường. Nếu người đó có tâm huyết, có trình độ꧅, có thời gian thì họ sẽ có những góp ý chính xác và kịp thời trước các chủ trương của nhà trường liên quan đến các cháu học sinh. Muốn làm được như vậy, họ phải hiểu được điều lệ Hội CMHS được Bộ GDĐT ban hành, hiểu được quyền hạn của họ đến đâu, tham gia vào những việc gì...?
Chỉ khi tiếng nói của họ có trọng lượng thì họ𝔉 mới trở thành người đại diện cho phụ huynh, đóng góp ý kiến với BGH nhà trường trong các chủ trương xã hội hóa trong giáo dục. Đáng tiếc, hiện nay, dù không phải tất cả, nhưng phần đông người đại diện hội CMHS là những người có tiền, họ đại diện cho lợi ích cá nhân của họ chứ không hẳn đã đại diện cho số đông CMHS nên dễ thỏa hiệp với những việc làm của các Ban giám hiệu nhà trường.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.