Thế giới đang trở nên "mặn" hơn và theo nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Reviews Earth & Environment, tình trạng này do hoạt động của con người gây ra, IFL Science hôm 29/11 đưa tin. Sự thay đổi độ༺ mặn khiến tính chất hóa học của các dòng sông cũng biến đổi lớn, ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khỏe của con người.
Trái Đất có một chu kỳ muối tự nhiên, trong đó các quá trình địa chất và thủy văn, như sự phong hóa của đá và khoáng chất, đưa muối lên bề mặt Trái Đấ♛t qua thời gian dài. Nhưng vài thập kỷ gần đây, con người đꦓã tăng tốc đáng kể chu trình này do hoạt động khai thác mỏ và phát triển đất, đưa muối lên bề mặt nhanh hơn các quá trình tự nhiên. Nồng độ các ion muối ở sông suối tăng lên đáng kể trong 50 năm qua. Hiện tượng nhiễm mặn do con người gây ra tác động đến khoảng 1 tỷ ha đất trên thế giới.
Muối ở đây không chỉ là natri clorua - chất màu trắn𓃲g rắc lên thực phẩm. Theo thuật ngữ của các nhà hóa học và nhà địa chất, muối là bất cứ hợp chất hóa học nào gồm tập hợp các cation (ion tích điện dương) và 𓄧anion (ion tích điện âm).
"Nhắc đến muối, mọi người thường nghĩ về natri clorua, nhưng công𝓀 việc của chúng tôi nhiều năm qua cho thấy, con người đã làm xáo trộn các loại muối khác, bao gồm những loại liên quan đến đá vôi, thạch cao và canxi sunfat", Sujay Kaushal, tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư tại Đại học Maryland, cho biết.
Sự gia tăng muối có thể gây ra hàng loạt tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Một trong những mối quan tâm chính là chất lượng nước. Các ion muối có thể li🅠ên kết với chất ô nhiễ🌸m trong đất và trầm tích, tạo thành "cocktail hóa chất" luân chuyển trong môi trường, xâm nhập vào các nguồn nước.
Không khí cũng không an toàn trước tình trạng nhiễm mặn nhanh chóng. Khi các hồ khô cạn, hiện tượng ngày càng phổ biến do biến đổi khí hậu, những đám bụi muối có thể bay lên khí quyển. Nhóm nghiên cứu cho biết, điều này 𒅌có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người.
Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng nhiễm mặn là việc rải muối trên đường khi trời lạnh để ngăn đóng băng. Ở Mỹ, số muối này chiếm 44% tổng lượng muối tiêu thụ và chiếm gần 14% lượ🌠ng chất rắn hòa tan chảy vào các con sông. Giảm lượng muối rải trên đường có thể là một giải pháp, nhưng điều này có thể làm tăng số vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Thu Thảo (Theo IFL Science)