Kíc cỡ của gấu Bắc cực đang bị thu nhỏ dần do sự nóng lên của trái đất. Ảnh: topsir |
Hai nhà khoa học Jennifer Sheridan và David Bickford thuộc Đại học Quốc gia S🦩ingapore, vừa công bố﷽ kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa hiện tượng nóng lên của trái đất và kích cỡ của các loài sinh vật.
Theo hai nhà nghiên cứu, nếu mọi vật đềuꦕ nhỏ lại theo cùng một tỉ lệ thì không có vấn đề gì xảy ra. Ví dụ, các loài cây nhỏ hơn sẽ ăn các loài cá nhỏ hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, các sinh vật không phản ứng với tình trạng nóng lên giống nhau, vì thế chúng có thể khiến hệ sinh thái thay đổi và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Đây không phải là hiện t𓂃ượng mới. Theo các bằng chứng về hóa thạch, trải qua nhiều thập kỷ, trong thời൩ kỳ trái đất nóng lên cách đây 56 triệu năm, kích cỡ của các loài ong, nhện, bọ cánh cứng đều đã nhỏ lại từ 50 đến 75%.
Theo Livescience, sự thu nhỏ hiện nay được dự đoán sẽ xảy ra một cách gián tiếp. Ví dụ, nồng độ axit trong nước biển tăng, gây ra hàm lượng C02 trong không khí tăng. Điều này khiến một số sinh vật khó phát triển hàm lượng canxi trong vỏ hay xương ꦚcủa chúng và bị thu nhỏ kích cỡ.
Hầu hết các loài động vật trên trái đất đều là động vật máu lạnh và đang trực tiếp bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về nhiệt độ. Các loài này cần thực phẩm để duy trì kí𒀰ch thước cơ thể, nếu không sẽ bị thu nhỏ. Đối với con người, sự thay đổi kích cỡ này có tác động trực tiếp đến nguồn thực phẩm hàng ngày.
Tuy nhiên, hai nhà khoa học trên cũng chỉ ra một số trường hợp ngoại lệ trong nghiên cứu. Ở những nơi vĩ độ cao, sự biển đổi khí hậu tăng lên đúng vào mùa sinh trưởng của sinh vật và khiến chúng lớn hơn. Ngoài ra, các loài động vật lớn cũng có thể có thể để bù đắp sự thu nhỏ kích cỡ cơ thể bằng cách mở rộng khẩu phần. Ngoại ⛎trừ loài gấu Bắc cực đang bị nhỏ lại theo sự thu hẹp của biển băng.
"Sự nóng lên toàn cầu có ảnh hưởng nhiều hơn đến các sinh vật nhỏ. Kích thước cơ thể sinh vật sẽ tiếp tục giảm trong thế 🀅kỷ này", Sheridan và Bickford viết.
Anh Ngọc