Trần Hà Linh, du học sinh, hôm 4/8 được tận mắt chứng kiến cua-rơ Nguyễn Thị Thật thཧi đấu ở môn xe đạp đường trường tại Olympic Paris 2024. Linh cùng nhóm bạn hẹn gặp nhau lúc 13h để chọn chỗ rồi đứng đợi từ 14h khi cuộc đua bắt đầu, đến hơn 18h.
Linh cho biết phải chờ rất lâu, nhưng chỉ thấy đư꧟ợc các VĐV trong chớp nhoáng. "Dù vậy ai cũng vui, nhất là được thấy chị Thật 'bằng da bằng thịt' ba lần khi đoàn xe đạp qua", Linh kể và nói đã phấn kích giương cao cờ cổ vũ.
Olympic là sự kiện thể thao lớn nhất thế giới nên Hà Linh muốn hòa mình vào không khí sôi động này. Hơn một năm trước, từ khi thấy Paris c♍huẩn bị, Linh đã lên kế hoạch phải đi xem ít nhất một môn, nhìn thấy nhà thi đấu và gặp các VĐV. Là người yêu thể thao, đặc biệt cầu lông, nên đây là môn đầu tiên Linh mua vé. Cô cũng chủ động chọn giờ thi đấu để được cổ vũ các VĐV Việt Nam. Đến nay, Linh đã xem cầu lông, bắn cung, bóng chuyền và đạp xe đường trường.
"Rất ngưỡng mộ và khâm phục VĐV Việt Nam, dù không giành được thành tích cao nhưng mọi người đã rất cố gắng. Thực sự tự hào",ღ Linh nói thêm.
Chị Nhung Ngu🀅yễn, hiện sống tại Mỹ, đến châu Âu du lịch dịp Olympic. Đều yêu thể thao nên dù chỉ có hai ngày ở Paris, cả gꦑia đình quyết tâm xem bằng được một môn. "Hơi vất vả tìm khách sạn, canh ngày đêm để mua vé xem nhưng đó thật sự là trải nghiệm thú vị", chị Nhung nói.
Chị Nhung cho biết đã lên lịch nghỉ hè trước cả năm và mua vé xem Olympic từ sớm. Chồng chị muốn xem tennis nhưng vé đắt, vài trăm euro và thời gian thi đấu lâu nên họ không thực hiện được. Con gái chị thích bóng rổ nhưng địa điểm tổ chức xa và vào giờ muộn. Do chỉ sắp xếp đ🎐ược ngày 3/8, chị Nhung "gặp được vé nào hợp lý là mua".
Không khó để mua vé xem Olympic, nhưng để có được vé giá hợp lý lại không dễ. Chị Nhung phải dậy từ sáng sớm, canh giờ mở bán mới chọn được loại mong muốn. Cuối cùng cả nhà đã xem được môn bóng ném ở Paris Expo. "Địa điểm thi đấu rộng như một triển lãm và đông kinh khủng nhưng an nin💙h rất đảm bảo, cảnh sát đứng khắp nơi", chị Nhung nói.
Chị Linh cho biết đã mua ꦐlại cả ba vé và hài lòng vì vé không đắt hơn giá BTC bán ra. "Sẽ khó khăn hơn khi mua vé tứ kết, bán kết hoặc chung kết, giá cũng cao hơn", Linh cho hay.
Giá các môn thi đấu vòng loại dao động từ 20 đến hơn 100 euro, tùy hạng và môn. Linh mua vé cầu lông hạng B giá 7🌠7 euro, bắn cung hạng A giá 110 euro và bóng chuyền, hạng A giá 154 euro cho trận đấu giữa chủ nhà Pháp và Trung Quốc.
Một trong những điều mà Hà Linh tiếc là không xem được phần thi đấu của VĐV Việt Nam ở môn cầu lông và bắn cung. Theo lịch, có hai VĐV cầu lông Việt Nam thi đấu ngày 27/7, nhưng đến sát giờ thì lại không có ai. Với môn bắn cung, khi chỉ còn 2-3 trận nữa tới lượt thi đấu của Ánh Nguyệt, BTC thông báo hoãn vì lý do tꦯhời tiết. "Tôi đã cảm thấy tiếc vô cùng. Khi thấy môn xe đạp đường trường có VĐV Nguyễn Thị Thật miễn phí vé, tôi và nhóm bạn đã quyết tâm đi cổ vũ bằn꧂g được", Linh nói.
Dù Paris những nꦦgày này "đông tới mức ngột ngạt", nhưng cả Hà Linh và Nhung Nguyễn đều thấy hài lòng. "BTC rất sáng tạo khi xây dựng các điểm thi đấu ngo♛ài trời, giúp các cổ động viên có nhiều cơ hội được xem miễn phí và ngắm các biểu tượng Paris trong lúc theo dõi các trận đấu", Linh nói.
Cô ấn tượng với khung cảnh nơi diễn ra môn bắn cung. Từ đây có thể ngắm được tháp Eiffel, Grands Palais, Petit Palais và cầu Alexandre 3. Môn bóng chuyền bãi biển có tầm nhìn ngắm trọn tháp Eiffel. "Xem một trận đấu kịch tính dưới chân tháp đang lên đèn, cùng với âm thanh v🦩à ánh sáng của nhà ꧋thi đấu thực sự quá ấn tượng", Linh nói.
Việc đi lại dành cho khách du lịch và cổ động viên cũng thuận tiện. Các điểm thi đấu ở Paris được bố trí gần các ga tàu và khu trung tâm và c🎃ó tình nguyện viên mặc áo của Olympic luôn sẵn lòng giúp đỡ du khách.
"Gare du Nordꦦ như mê cung nhưng có tình nguyện viên nên mọi việc đều trôi chảy. Có nhiều máy và quầy bán vé, nhưng cũng có nhiều tình nguyện viên cầm máy cà thẻ hỗ trợ bán vé", chị Nhung nói.
Chị Linh c🐠ũng cho biết Paris tăng cường tàu điện ngầm dịp này, hoạt động đến tối muộn, khách không ph🌊ải chờ đợi lâu.
Tuy nhiên, chị Nhung Nguyễn gặp khó khi đặt khách sạn ở k🌱hu trung tâm. Các khách sạn, nhà trọ hay homestay đều kín phòng hoặc rất đắt dù chị đã đặt trước gần một năm.
"Khách sạn có đánh giá tốt đều từ 1.000 USD cho tới vài nghìn USD một đêm", chị Nhung nói và cho hay chị phải đặt một căn Airbnb cách trung tâm 30 phút đi tàu và cũng chỉ được một đêm. 🍌Hôm sau, họ phải đem hành lý gửi ở ga để đi tìm chỗ ở khác.
Lần đầu tiên đến xem Olympic nên cả Hà Linh và Nhung Nguyễn đều bỏ qua những bất tiện để tận hưởng🃏 sự phấn khích của "ăn - ngủ cùng Olympic". Được cầm lá cờ Việt Nam ra đường, cổ vũ cho các VĐV đoàn thể thao🍌 Việt Nam, sống cùng với sự cuồng nhiệt của các cổ động viên khác là điều họ không thể quên.
"Không khí thật sự bùng nổ và điên rồ. 'Đỉnh nóc, kịch trần', theo ngôn ngữ của Gen Z", chị L🎉inh nói.
Tâm Anh