Hôm 31/8, Ủy ban châu Âu (EC) đã cam kết trong vòng một tuần sẽ có vòng trừng phạt kinh tế thứ 2 lên Nga vì đã hỗ trợ lực lượng ly khai tại Ukraine. Chính phủ các nước châu Âu có thể sử dụng cơ chế tốc hành để thông qua các lệnh trừng phạt chỉ trong vài ngày sau khi nhận đề xuất từ EC. "Tất cả công việc đang được tiến hành chặt chẽ. Chúng tôi sẽ tăng mức độ trừng phạt của các biện pháp cũ", người phát ngôn của EC - Pia Ahrenkilde Hansen cho biếཧt tại Brussels (Bỉ).
Hôm qua, Thủ tướng Đức - Angela Merkel cũng ra tín hiệu sẵn sàng chấp nhận tác dụng phụ từ đòn kinh tế lên Nga, giúp EU🦩 rộng cửa áp các lệnh trừng phạt mạnh tay hơn lên tài chính và công nghệ nước này. "Với tôi, âm mưu thay đổi biên giới châu Âu mà không phải chịu hậu quả gì và tấn công nước khác bằng quân sự còn nguy hiểm hơn nhiều so với chấp nhận một số bất lợi kinh tế", bà nói.
Cuối tháng 7, EU đã cấm 5 ngân hàng Nga bán cổ phiếu hoặc trái phiếu tại châu Âu, hạn chế xuất khẩu thiết bị tiên tiến ngành dầu mỏ vào nước này, cấಌm các hợp đồng bán mới vũ khí cho Nga, đồng thời cấm xuất khẩu thiết bị điện tử dân sự dùng 𒁃được trong cả quân sự (lưỡng dụng) vào Nga.
Theo tài liệu của EU mà Bloomberg có được, các biện pháp mới sẽ mở rộng lệnh cấm sang trái phiếu chính phủ Nga, cổ phiếu và trái phiếu các công ty tư nhân và các khoản vay hợp 🌸vốn (cần nhiều ngân hàng liên kết lại để cho vay).
Ví dụ, EU có thể cấm mua các cổ phiếu và trái phiếu từ các công ty trong mộꦆt số ngành công nghiệp đang bị trừng phạt, như quốc phòng. Các công ty Nga cũng có thể bị cấm niêm yết mới trên sàn chứng khoán châu Âu. Còn với các công nghệ lưỡng dụng,✃ danh sách hàng hóa bị cấm sẽ được bổ sung.
EU c🐈ũng dự kiến mở rộng danh sách cá nhân và công ty bị phong tỏa tài sản tại đây. Do hai ngày trước, lãnh đạo các nước trong khối đã đề xuất trừng phạt những cá nhân và tổ chức "có quan hệ với" nhóm ly khai thân Nga tại miền đông Ukraine. Tuy nhiên, người phát ngôn c𒁏ủa EC không cho biết động thái này có nhằm vào các tài phiệt thân cận với ông Putin hay không.
Hà Thu