Thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, trong tháng 2, các doanh nghiệp đăng ký phát hành 90 đợt trái phiếu nhưng chỉ thực hiện được 71 trong số đó. Tổng giá trị phát hành giảm hơn 44% so với tháng đầu năm🍎 dù không trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên 𝓡đán. Bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo với 40,46% giá trị phát hành, tiếp đến là các công ty chứng khoán và ngân hàng.
Lũy kế hai tháng đầu năm, 175 đợt trái phiếu đã được 39 doanh nghiệp phát hành. Tổng số tiền huy động được hơn 18.700 tỷ đồng, chủ yếu kỳ hạn từ 2-5 năm. Theo nhận định của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, lượng phát hành giảm mạnh phần nào phản ánhౠ sự ảnh hưởng của Covid-19 đến kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
Với tỷ lệ hấp thụ khoảng 26% giá trị phát hành, nhà đầu tư cá nhân cho thấy họ dần không còn mặn mà với loại hàng hó🅷a này. Thay vào đó, dòng tiền đang tìm đến những kênh trú ẩn an toàn hơn.
Trong báo cáo chiến lược đầu năm, nhiều công ty chứng khoán cũng tin rằng thị trư🤪ờng trái phiếu doanh nghiệp năm nay sẽ tạm hạ nhiệt vì hai nguyên nhân.
Thứ nhất, nhà đầu tư bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến khả năng trả nợ của đối tượng phát hành sau khi Bộ Tài chính cảnh báo việc xu🅰ất hiện nhiề🧸u gói trái phiếu có lãi suất coupon 15-20% một năm, chênh lệch lớn so với bình quân của thị trường là 10-11% một năm.
Thứ hai, năm ngoái thị trường này bùng nổ quá mạnh với giá trị phát hành tăng hơ🦄꧒n 40% trong bối các tổ chức tín dụng thắt chặt dòng vốn kinh doanh. Ngân hàng là đối tượng mua nhiều nhất với hơn 32% tổng lượng phát hành. Ngân hàng Nhà nước sau đó yêu cầu các nhà băng không được mua trái phiếu của doanh nghiệp nhằm mục đích cơ cấu nợ vay. Vì thế, cán cân cung - cầu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ lệch ngày càng lớn.
Phương Đông