Anh Hùng và vợ🍸 kết hôn 10 năm trước, sinh được một trai, một gái. T💎ừ khi lấy nhau, anh là trụ cột gia đình, còn bạn đời làm nội trợ, đưa đón, chăm sóc hai bé.
Khi vợ báo mang thai lần ba vào 🐠đầu năm ngoái, anh thất vọng và lo lắng do chỉ muốn sinh hai con. Gánh nặng kinh tế đè lên vai khiến người đàn ông trở nên ít nói, mất hứng thú với công việc cũng như c🌊uộc sống.
"Tôi luôn bị ám ảnh, sợ mình không hoàn thành tốt nhiệm vụ, sợ bị mất việc sẽ không đủ tiền lo cho gia đình", anh Hùng nói. Chưa kể, áp lực từ việc phải chăm s📖óc, dỗ dành con cả ngày lẫn đêmꦆ khiến anh càng mệt mỏi và lo lắng, không thiết tha "gần gũi" vợ.
Lo lắng về sức khỏe, anh đến chuyên khoa sức khỏe tâm thần khám, ꦉđược chẩn đoán trầm cảm nhẹ. Ngoài ra, các xét nghiệm cho thấy người đàn ông bị thiếu hụt nội tiết từ tuyến yên trong não và testosterone.
Ngày 8/6, TS.BS Trà Anh Duy, Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health, cho biết bên cạnh điều trị bằng thuốc, các bác sĩ phải kết hợp tư vấn, trị liệu tâm lý cho anh Hùng về căng thẳng kéo dài trong chuyện chăn gối để cùng vợ giải tỏa và hòa hợp trở lại🐻.
Bác sĩ Duy cũng đang điều trị cho anh Nhân, 25 tuổi, ngụ Bình Dương, bị rối loạn chức năng tình dục do áp lực sinh con đôi ở độ tuổ🐈i trẻ, khi tài chính, kiến thức chưa vững vàng. "Tôi thật sự lo lắng vì lần đầu được làm bố của cả hai đứa trẻ", anh Nhân kể.
Do bố mẹ đều ở xa không thể hỗ trợ, anh Nhân phải thức đêm thay vợ trông con, làm mọi việc꧟ từ thay bỉm, hâm sữa, cho trẻ bú bìn👍h... Người đàn ông chăm con sai cách khiến trẻ ọc sữa, nôn trớ, khóc quấy... dẫn đến vợ chồng thường xuyên cãi vã. Dần dần, anh mất ham muốn tình dục, phải đến bác sĩ nam khoa.
Kết quả kiểm tra nội tiết sinh dục và sức khỏe sinh sản cho thấy anh thiếu hụt nhẹ nồng độ testosterone, song không nghiêm trọng. Bác sĩ nhận đ🐼ịnh căng thẳng kéo dài là nguyên nhân gây ra tình trạng trên.
Theo bác sĩ Duy, giống phụ nữ, đàn ông cũng đối mặt với nhiều thay đổi sau khi ღcó con. "Một đứa bé chào đời không chỉ đem lại niềm vui mà còn là những áp lực mới khiến người bố phải vật lộn thích nghi", bác sĩ nói. Bên cạnh đó, việc người vợ bị trầm cảm sau sinh cũng có thể lây lan cảm xúc tiêu cực sang chồng.
Trên thực tế, theo National Childbirth Trust (NCT), cứ 6 đàn ông thì có một người có thể bị lo lắng ở mức độ cao trong thời kỳ hậu sản và khoảng 10% đàn ông mới làm bố lần đầu trầm cảm sau sinh. Trong khoảng thời gian 3-6 tháng sau khi có co♕n, tỷ lệ đó tăng lên 25%. Không chỉ cơ thể các bà mẹ thay đổi sau khi sinh, các hormone bao gồm testosterone, oestrogen, cortisol, prolactin... có thể thay đổi ở các ông bố trong giai đoạn sau khi con họ chào đời. Và đây có thể là một yếu tố gây ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Thạc sĩ Tâm lý Lâm sàng Vương Nguyễn Toàn Thiện, Trung tâm Tâm lý🔴 Lumos, cho biết những người cha bị trầm cảm thường tự phê bình bản thân quá mức꧅, bồn chồn, cáu kỉnh, hung hăng hơn, tâm trạng chán nản. Họ cũng có thể lạm dụng ma túy và rượu, rối loạn hành vi ăn uống và thiếu kiểm soát xung lực.
Đặc biệt, khi xã hội định kiến nam giới phải mạnh mẽ, vững vàng khiến cánh mày râu không có cơ hội bộc lộ các cảm xúc khó chịu như buồn phiền, lo lắng... Sự kìm nén có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần, phổ biến là trầm cảm.
Năm 2019, tổ chức về sức khỏe tinh thần nam giới Movember khảo sát 4.000 người tại nhiều quố🍎c gia như Mỹ, Canada, Anh, Đức. Kết quả cho thấy 53% đàn ông trong độ tuổi 18-34 áp lực phải trở nên nam tính. 36% mệt mỏi vì phải cư xử mạnh mẽ, 58% tin rằng xã hội mong đợi họ phải mạnh mẽ về cảm xúc, không được khóc, không tỏ ra yếu đuối. 22% cho biết họ thường xuyên hoặc luôn luôn bị những người xung quanh chế nhạo vì không đủ nam tính.
Mặt khác, nhiều nam giới꧅ không nhận ra hoặc không thừa nhận bản thân có vấn đề về tâm lý, đến khi bệnh trở nặng nguy cơ gây các biến chứng, nguy hiểm nhấ🅰t là khả năng tự sát.
Các bác sĩ cho rằng stress là một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại, điều quan trọng là cần nhận ra bản thân gặp vấn đề và đánh giá tình trạng này ở góc độ tích cực. Từ đó, mỗi người nên học và tập luyện các kỹ năng ứng phó để giúp tâm lý cân bằng, không căng thẳng mạn tính, nguy cơ cao dẫn đến các bệnh nghiêm trọng khác. Các kỹ năng được bác sĩ khuyến cáo là thiềnܫ, tập thể dục như chạy bộ, ăn uống lành mạnh, tìm ra các thú vui, gặp gỡ bạn bè, hoạt động thiện nguyện... Trường hợp nặng nên khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được điều trị bằng thuốc và liệu pháp nhận thức hành vi.
Mỹ Ý