Vào mùa xuân, khi đại dịch càn quét thành p🍒hố, Zhang lựa chọn làm việc trong lúc cha cô lâm bệnh nặng, đứa con gái nhỏ thường xuyên ở nhà một mình. Điều đó khiến Zhang cảm thấy đau lòng và thất bại, với tư cách là người con và người mẹ.
Nếu điều này xảy ra chỉ vài năm trước đây, Zhang sẽ ౠche giấu những cảm xúc đó. Bây giờ, cô công khai thừa nhận bản thân đang gặp vấn đề về tâm lý. "Nếu con người có thể đối mặt với một thảm họa to lớn, thì tại sao chúng ta không dám nói về điều nhỏ nhặt như các vấn đề sức khỏe tâm thần?", cô đặt câu hỏi.
Đối với Zhang, cảm giác phản bội gia đình vẫn kéo dài, dù🎃 những hy sinh của cô với tư cách bác sĩ tuyến đầu được truyền thông và công chúng ca ngợi. Sau biến cố đó, cha mẹ Zhang đã đối xử lạnh nhạt với cô.
Zhang chỉ là một trong số hàng triệu người Trung Quốc đã gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần từ khi đại dịch khởi phát. Trong lịch sử, tâm bệnh không phải là vấn đề dễ nói. Đến nay, tình trạng phân biệt đối xử vẫn tồn tại, nhiều bệnh🔴 nhân tâm thần bị xa lánh, nhốt ở nhà hoặc ở dài hạn trong các cơ sở chuyên biệt.
Một cuộc khảo sát khác cho thấy, chỉ 7% bệnh nhân tâm thần tìm kiếm sự giúp đỡ trực tuyến, mặc dù chính phủ đã thiếꦦt lập nhiều trang web và đường dây nóng hỗ trợ.
Yu Lingna, nhà tâm lý học từ Trung Quốc, làm việc tại Tokyo, cho biết, có quá ít chương trình đào tạo chất lượng cao dành cho các chuyên gia sức khỏe tâm thần. Việc đào tạo nhân lực sẽ mất nhiều thời gian. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2017, nước này có gần 9 chuyên gia tâm thওần cho 100.000 dân.
♑"Điều đáng mừng là ngày càng có nhiều người chấp nhận được giúp đỡ về tâm lý", Du Mingjun, nhà tâm lý học ở Vũ Hán nói.
Du là một trong những nhân chứng đầu tiên chứng kiến tình trạng báo động của vấn đề sức khỏe tâm thần trong đại dịch. Ngày 23/1, thời điể𝓰m Vũ Hán bị đóng cửa, Du và các đồng nghiệp tại Hꦡiệp hội các nhà tâm lý học tỉnh Hồ Bắc, đã khởi động đường dây nóng 24 giờ do chính phủ hậu thuẫn, đặt quảng cáo trên báo và đăng trên WeChat, để tiếp cận những người dân đang sợ hãi.
Ngay lập tức, tổng đài tràn ngập các cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ. Một người phụ nữ gọi điện đến vì cha mẹ⛎ cô đang điều trị ở hai bệnh viện khác nhau. Việc chạy đi chạy lại giữa hai nơi trong lo lắng, sợ hãi khiến cô ấy đứng trên bờ vực suy sụp. Một người đàn ông đo nhiệt độ 30 phút một lần, hoảng loạn vì sợ bị ốm. "Lúc cao điểm, đường dây nóng phải nhận từ 200 đến 300 cuộc gọi mỗi ngày", Du cho biết.
Khi♋ việc chống dịch có tiến triển, các cuộc gọi giảm dần và mở r🧸ộng sang những vấn đề khác như áp lực học tập hoặc tranh cãi, bạo hành gia đình.
Trên khắp Trung Quốc, các trường học mở rộng dịch vụ tư vấn sức khỏe tâm thần và khuyến khích học sinh dành thời gian để thư giãn. Bộ Giáo dục cảnh báo về "hội chứng hậu dịch bệnh". Các chuyên gia và sinh viên nói,☂ chiến dịch đã giúp phá vỡ những định kiến về sức khỏe tâm thần. Ở tỉnh Hà Bắc, giới chức sản xuất phim hoạt hình để giúp học sinh hiểu về chấn thương tâm lý.
Xiao Zelin, sinh viên tại Đại học Sun Yat-sen, Quảng Châu, cho biết anh đã lo lắng và mất ngủ khi trở lại trường vào ꦜmùa thu năm nay. Sau nhiều tháng bị nhốt trong nhà, anh phải vật lộn để thích nghi với đám đông. Xiao Zelin mất cảm giác ngon miệng và luôn căng thẳng trong mọi tình huống.
Xiao chưa bao giờ đến gặp bác sĩ tâm lý, đã nói chuyện với tư vấn viên do trường đạ🧔i học cung cấp. Anh cho biết, nhân viên tư vấn đã giúp anh hiểu những gì anh đã trải qua và khuyên nhủ anh ꦦcác cách kiên nhẫn với bản thân. Xiao khuyến khích các bạn cùng lớp đăng ký những buổi gặp gỡ này.
Đối với Zhang Xiaochun, liệu pháp chữa trị không có tác dụng. Cuối cùng, cô tìm thấy những nguồn an ủi khác. Cô đắm mình trong các tác phẩm của Wang Yangming, một triết gi♊a thời Minh. Ông viết: "Bắt kẻ trộm sống trên núi thì dễ nhưng bắt kẻ trộm sống tron⛄g lòng thì khó". Sau những đêm dài vật lộn với chứng trầm cảm, cô chọn cách nghỉ việc tại bệnh viện tại Vũ Hán, dành thời gian trọn vẹn cho chồng con và bè bạn. Zhang hy vọng một ngày nào đó bố mẹ sẽ hiểu cho quyết định của mình.
Zhang cho biết cô không phải là nhân viên y tế tuyến đầu duy nhất mắc chứng rối loạn tâm thần. Nhiều đồng nghiệp cũ của cô vẫn vật lộn với những vết thương chưa liền từ Covid-19. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ biết mở lòng hoꦜặc tìm chuyên gia trị liệu.
"Bất ܫkỳ một khủng hoảng, biến cố to lớn cũng sẽ để lại nỗi đau nào đó", cô nói. "Không có gì đáng xấu hổ về điều này".
Ý Nhi (Theo NY Times)