Năm nay, con gái chị Thu vào lớp 1. Ở mầm non, con chị học tại một trường tư thục, được chú trọng dạy kỹ năng mềm và vui chơi chứ không dạy nhiều về tiền tiểu học. Lo lắng con chật vật khi bước vào lớp 1, từ cuối tháng 3, chị Thu hỏi thăm bạn bè, người quen để đăng ký cho con học tiền tiểu học. Một tuần ba buổi, con gái chị Thu sẽ được dạy đọc chữ, ghép vần viết tên của mình, đồng thời làm toán trong phạm vi 10, sau đó nâng lên. Học phí mỗi buổi là 20ꦍ0.000 đồng.
Đến đầu tháng 5, học sinh Hà Nội phải nghỉ học vì dịch bệnh bùng phát. Lớp tiền tiểu học cũng dừng hoạt động nên chị Thu mua sách cho con tự luyện tô chữ, đánh vần và làm toán tại nhà. "Tôi🌱 nghĩ với những gì con được học, chắc cũng tạm đủ. Buổi tối tôi cho cháu học thêm một chút để tránh quên kiến thức, hy vọng vào năm sẽ theo kịp với các bạn", chị Thu nói.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở Hà Nội diễn biến phức tạp, học sinh khó có thể tựu trường vào cuối tháng 8 hay đầu tháng ๊9. Người mẹ e ngại nếu phải học online trong thời gian đầu, con sẽ không thể bắt nhịp. "Lớp 1 cần được cô uốn nắn từ cách ngồi đến cầm bút, cách viết. Tôi rất lo con không quen hình thức học này và gặp nhiều khó khăn", người mẹ chia sẻ.
Chị Thu lại t💧ức tốc tìm lớp tiền tiểu học online với hy vọng con sẽ được làm quen với cách học và dạy mới mẻ này, sẵn sàng chấp nhận mức giá nhỉnh hơn lớp cũ. Thế nhưng thời điểm này hầu hết lớp đã hoạt động được một thời gian hoặc kín chỗ nên chị Thu liên tiếp nhận lời từ chối. Người mẹ vừa thất vọng vừa lo lắng, nhất là khi trường tiểu học của con chị đã thông báo lịch học online, bắt đầu từ giữa tháng 8.
Biết là không kịp xoay lớp ch꧅o con nữa, chị đành tìm một số video hướng dẫn cách viết chữ, số, buổi tối dành khoảng 30 phút cùng con ngồi xem. "Giờ tôi chỉ mong con sớm được đến trường, vượt qua kỳ học đầu tiên suôn sẻ", chị nói.
Chị Mai Thủy, 30 tuổi, ở Đống Đa, cũng đang lo lắng khi con trai chuẩn bị vào lớp 1. Tham gia nhiều hội nhóm có con chuẩn bị đi học, chị Thủy nhận được lời khuyê⛄n "nếu không học trước thì không theo được đâu" từ phụ huynh ✃đã có con lên lớp 2. Năm học vừa rồi, người mẹ này cũng đọc nhiều phản ánh về việc trẻ khó theo chương trình và sách giáo khoa mới, gặp khó trong học kỳ đầu tiên.
Đầu tháng 6, chị bắt đầu tìm lớp tiền tiểu học online෴ cho con. Để yên tâm con sẽ học được sách giáo khoa mà trường lựa chọn, chị đặt mục tiêu tìm được cô giáo dạy trước đúng loại sách đó cho con. Thông qua các hội nhóm phụ huynh, chị kết nối với một cô giáo đã có kinh nghiệm dạy sách này năm ngoái. 💙"Tôi mừng lắm, không lăn tăn gì mà cho con học luôn, dù học phí hơi cao", chị Thủy nói.
Thời gian đầu, con chị thường không viết được số 5, đọc sai nhiều. Mỗi khi bé làm bài, chị Thủy ngồi cạnh. Nhiều lúc thấy con viết quá chậm hoặc dạy mãi không nhớ, chị sốt ruột, đôi lúc cáu gắ💃t khiến con òa khóc. Đến giờ, bé đã viết được tên mình và đọc câu ngắn. Người mẹ hài lòng, cho rằng những gì chưa làm tốt, con sẽ khắc phục khi được học lại lần hai với chương trình trên lớp.
Không đặt nặng việc con phải học trước khi vào lớp 1, nhưng anh Quốc Việt, 35 tuổi, ở Hà Nam, sốt ruột khi con trai không ♊thể ngồi vào bàn học quá 10 phút. Khi con 5 tuổi, anh đã tham khảo một số người bạn và được kh🍒uyên rằng cần tập cho trẻ khả năng tập trung, ngồi xem sách 25-40 phút. Sở dĩ, một tiết học trên lớp cũng yêu cầu từng đó thời gian, nếu trẻ không thể làm quen, những ngày tháng đầu tiên sẽ rất vất vả.
Thế nhưng con trai anh Việt hiếu động, không thể ngồi yên một chỗ, lại nhanh chán. Dù anh mua đất nặn, sách hay bút màu, con cũng không thể tập trung trong thời gian mong muốn. Mất gần một năm luyện tập mà không ăn thua, anh Việt sợ rằng con sẽ nghịch ngợm, quậy phá các bạn trong giờ học, không tập trun🍒g vào bài giảng của cô🌼 giáo.
Cô Lưu Khánh Ly, giáo viên lớp 1, trường Tiểu học Vạn phúc (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ với những nỗi lo của phụ huynhꦿ trước k൩hi con chuẩn bị vào lớp 1. Cô Ly cho rằng quan điểm cần cho trẻ học trước khi vào lớp 1 rất phổ biến, cần thiết, nhưng có điểm chưa được hiểu đúng.
Cô giải thích,𓄧 học trước cần được hiểu là cho trẻ tham gia những hoạt động mang tính định hướng học tập, chẳng hạn làm quen với bàn học, cách ngồi, xem tranh, nặn đất hay tô màu, thay vì để trẻ chơi tự do. Việc dạy trẻ nhớ và biết nhận mặt chữ, số cũng🐼 cần thiết trước khi vào lớp 1.
Gần 10 năm trong nghề, cô Ly từng gặp nhiều học sinh không biết cách cầm bút và chưa từng được dạy qua về bảng chữ cái. Việc này sẽ khiến cả cô và trò rất vất vả, nhất là khi sĩ số lớp học ở các đô thị lại đông. "Với những trẻ chậm, việc không biết trước chút nào có𝕴 thể là cú sốc chuyển cấp", cô giáo nói.
Tuy nhiên, cô Ly cho rằng việc học trước nếu biến thành dạy trước 🥀chương trình, loại sách trẻ sắp học thì không nên vì sẽ tạo ra áp lực khiến trẻ căng thẳng, không muốn học. "Sẽ rất tội đứa trẻ nếu bị bắt học, gặp áp lực ngay khi chưa vào l𓆉ớp 1", cô Ly bày tỏ.
Cô giáo khuyên phụ huynh nên tạo cho trẻ tâm lý hứng khởi với việc học bằng cách mua sách vở, đồ dùng học tập và đồng phục mới. Mỗi ngày, bố mẹ nên động viên trẻ ngồi vào bàn học 15 phút, sau đó nâng dần lên, đ🍌ể khám phá và tìm hiểu những đồ dùng mới được mua. Chỉ khi trẻ thấy thích thì việc học mới có thể thuận lợi.
Thanh Hằng