"Đọc báo bao nhiêu năm mဣới thấy có người đồng cảm với m♕ình. Tôi cũng như anh chị, dù chưa đến 60 tuổi nhưng chả muốn đi đâu khỏi nơi đang sống.
Hai con tôi du học nước ngoài, đứa lớn đã tốt nghiệp, đi làm và có thường trú nên có thể 🐻bảo 🥃lãnh bố mẹ; đứa nhỏ còn đang học.
Các con muốn bố mẹ qua đó ở, nhưng thật lòng mà nói, cảm giác buồn không thể tả, dù tôi có thể giao tiếp thoải mái bằng tiếng Anh và từng lái xe ở đó suốt hai tháng khi đưa con lớn♔ đi học.
Ở Việt Nam, tôi có thu nhập thụ động tương đối tốt, thích nghỉ hưu lúc nào cũng được (nhưng vẫn túc tắc làm c🌼ho vui). Thích thì chỉ cần gọi một tiếng là bạn bè lại có mặt, l💙àm vài set bóng bàn rồi ra cà phê hay nhâm nhi chút bia cho vui. Ở trời Tây biết rủ ai, hai thằng con thì chỉ mê gym với bóng đá, chứ tuổi mình làm sao đu nổi.
Chỉ có điều, vợ c༒hồng tôi lại không đồng nhất như vợ chồng tác giả. Bà xã cứ luôn mồm bảo: 'Con cái ở đâu thì mình phải ở đó'.
ꦛÔ hay, lạ nhỉ? Theo quan niệm xưa, chẳng phải 'phụ tử mới tòng tử' sao? Ngày xưa, uy quyền là thế mà giờ yếu xìu, không biết có ch𒁃ống lại được 'số đông' không nữa. Cảm ơn tác giả về bài viết. Tôi sẽ đưa cho 'sếp' đọc xem thế nào. Trận chiến vẫn đang tiếp diễn".
Độc giả nickname tuongvu.zulu bình luận như trên, chia sẻ cảm xúc và câu chuyện tương tự tác giả bài viết Qua Mỹ sống cùng con du học không về, mới một tháng đã chán.
Nhiều bạn đọc thảo luận về trường hợp bố mẹ già có nên sang nước ngoài định cư cùng con du học không về. Độc giả Rachel Pham nói:
"Tôi là kỹ ﷽sư, vợ tôi là y tá ở Mỹ. Cuộc sống đầy đủ, ổn định nhưng chú💎ng tôi không bảo lãnh bố mẹ hai bên vì Việt Nam mới là nơi họ thuộc về. Có lần ba tôi qua chơi, nhìn ông cố gắng ở hết ba tháng với con cháu mà tôi thấy tội.
Ở Việt Nam, ô⛦ng còn có hàng xóm, bạn bè, qua đây thì suốt ngày chỉ quanh quẩn ở nhà,🤪 không giao tiếp được với ai".
Độc giả Nguyen Tam bình luận:
"Thế hệ đầu tiên ở nước ngoài, dù có trình độ đại học và công việc ổn định, cuộc sống cũng không dễ dàng🦄 trong khoảng 10 năm đầu. Phải cố gắng tiến thân trong môi trường rất cạnh tranh, với đồng nghiệp có nhiều ưu thế hơn.
Khi tạm ổn định, tiền kiếm được nghe tuy lớn nhưng phải tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo cuộc sống cho gia đình, chi phí nuôi con ngày càng cao. Ở giai đoạn này, tiết kiệm được tích lũy đều hàng tháng để chuẩn bị cho tương lai. Chi phí giúp đỡ người thân theo văn hóa Việt đòi hỏi sự hy sinh, bằng c▨ách giới hạn chi tiêu những khoản không cần thiết.
Cuộc sống ở một xã hội phát tri൩ển rất bận rộn, ít ai có thời gian chia sẻ. Sinh hoạt khi nghỉ hưu cũng không đơn giản với người lớn tuổi. Đi du lịch thoải mái thì tốn nhiều sức và tiền, không thì chỉ có tour hoặc cruise nhàm chán. Đi chơi cần có bạn và phải có trình độ nhất định, ít ai muốn chơi với người mới tập chơi, và ꦇnếu không giỏi thì cũng không thấy hứng thú.
Con cái không phải là sở hữu của cha mẹ. ꦦChúng có cuộc đời riêng.
Tôi đã rời tổ từ năm 19 tuổi🔯, cha mẹ nuôi nấng và giúp tôi học xong đại học, nhưng tôi không quay về tổ dù đôi lần sống gần. Nay con tôi đã trưởng thành, có cuộcꦆ sống riêng. Nếu muốn gần con, chúng tôi phải từ bỏ nơi đã chuẩn bị cho tuổi nghỉ hưu để sống gần chúng.
Sống gần nhưng chúng hoàn toàn độc lập, t🎀ự quyết trong cuộc sống. May mắn là mọi chuyện tốt đẹp hꦑơn mong đợi, đại gia đình, dù hai trong ba cháu sống xa cách hơn 6 giờ bay, vẫn thuờng xuyên liên lạc và gặp gỡ.
Cuộc sống luôn𝐆 thay đổi, thế hệ trẻ cần đầu tư và nỗ lực để tiến thân. Hạnh phúc của cha mẹ là thấy con mình bay cao và ba𓆏y xa".
Quan điểm của bạn thế nào? Chia sẻ bài viết về chuyện con du học không về qua địa chỉ email: [email protected] hoặc ấn vào box bên dưới.
Hữu Nghị tổng hợp