Thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn là thung lũng nằm ở phía tây tỉnh Quảng Nam, trên dãy Trường Sơn. Khu vực này có đường 14 chạy qua, nối với Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Khâm Đức có vị trí quân sự quan trọng, án ngữ hành lang đi lại từ đồng bằng lên miền núi và ☂khống chế cả Tây Nguyên, vùng Hạ Lào.
Theo tài liệu hội thảo khoa học "Chiến thắng Khâm Đức và Ngok Tavak - ý nghĩa lịch sử và bài học", năm 1962 Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng sân bay Khâm Đức. Hai năm sau, Mỹ xây dựng trung tâm𒁃 huấn luyện biệt kích tại đây.
Sau 6 năm bị chiếm đóng, ngày 12/5/1968, quân và🐽 dân Quảng Nam đã giải phóng Khâm Đức, khai thông hành lang chiến lược nối hậu phương miền Bắc.
Sau thất bại này, Mỹ đánh chiếm lại Khâm Đức nhằm kiểm soát cả Tây Nguyên🎀, vùng Hạ Lào và đồng bằng Trung Trung Bộ. Việc này nằm trong kế hoạch chuẩn bị cho cuộc hành quân Lam S💝ơn 719 năm 1971.
Đầu tháng 7/1970, Mỹ mở cuộc hành quân càn quét Khâm Đức với sự yểm trợ của൩ không quân và pháo binh chiếm được nơi này. Địch bố trí trận địa pháo Tiểu đoàn 1 và bốn khẩu đại bác 105 ly, hầm chứa đạn, máy phát điện,🃏 Trung tâm điều khiển hỏa lực.
Ngoài ra, đối phương còn bố trí 2 đại đội thuộc Lữ đoàn 196, Sư đoàn Americal, lục quân Mỹ. Xung quanh ꦓsân bay được rào thép gai nhiều lꦯớp, chỉ có một số cửa ra vào; các xã lân cận có 10 tiểu đoàn quân Việt Nam Cộng hòa bảo vệ.
Mỹ lập sở chỉ huy và trận địa pháo trong sân bﷺay Khâm Đức làm trung tâm, mọi tiếp tế từ đường không quân. Mỗi ngày, địch bắn pháo, dùng máy bay thả bom ngăn chặn đường tiếp viện quân và vũ khí, lương thực... vào miền Nam.
Quân khu 5 lên kế hoạch đánh sậ⛄p trung tâm chỉ huy của Mỹ. Tiểu đoàn đặc công 404 thành lập tháng 5/1969, đóng quân ở sông Nước Sa, huyện Phước Sơn, nhận nhiệm vụ tổ chức trận đánh. Chiến sĩ được tuyển chọn phải là đảng viên, có kinh nghiệm trong chiến đấu. Trước khi ra trận, họ tuyên thề, xác định cảm tử.
Nhiệm vụ của đội đặc công là luồn🦩 sâu, phá đường băng sân bay Khâm Đức bằng cách đặt bộc phá kích nổ, chôn đạn cối pháo để không cho máy bay Mỹ cất và hạ cánh. Đêm 4/8/1970, họ vượt qua💃 sông Nước Chè tiếp cận mục tiêu. Lúc 4h ngày 5/8, tiếng bộc phá nổ dồn dập, nhiều vũ khí, hỏa lực của đối phương... bị phá hủy.
Thực hiện xong mục tiêu tấn công, những chiến sĩ đặc công được lệnh rút quân, nhưng Mỹ đã dùng 2 trực thăng từ trên cao bắn đạn 12 ly và dùng pháo bắn bﷺịt lối ra. 17 chiến sĩ của Tiểu đoàn 404 chiến đấu đến phút cuối cùng, hy sinh trong đồn địch và không lấy được thi thể, chỉ một người thoát ra ngoài, nay đã qua đời.
Trong 17 đặc công hy sinh, nhiều tuổi nhất là anh♕ Lê Quý Quỳnh, 42 tuổi, Tiểu đoàn phó, quê Quảng Bình; kế đó là anh Nguyễn Văn Tiến, 31 tuổi, Chính trị viên đại đội, quê Hà Nội; còn lại tuổi đời chỉ 18-22. Sáng hôm sau, địch chôn 17 chiến sĩ ở 🐷một hố tập thể.
Bị thiệt hại nặng, ngày 26/8/1970, quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa tháo chạy khỏi cứ điểm Khâm Đức. Tiểu đoàn đặc công 404 đã vào tìm kiếm hài 𓆉cốt liệt sĩ, nh🌜ưng không được nên tiếp tục hành quân chiến đấu.
Chiến tranh kết thúc, chính quyền huyện Phước Sơn tổ chức nhiều đợt khai quật, nhưng chưa tìm thấy hài cốt 17 chiến sĩ đặc công. Đầu tháng 6/2020, được sự hỗ trợ của cựu chiến binh Mỹ, cựu chiến binh Tiểu đoàn đặc công 404..., cơ quan quân sự địa phương tiếp tục khai quật hơn nửa tháng, phát hiện h🦩ố c💧hôn 17 chiến sĩ. Họ được an táng cùng một ngôi mộ ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Phước Sơn.