Quyển sách dày gần 300 trang, khổ 25 x 25 cm. Chỉ cần lần giở từ những trang đầu tiên, ngư♍ời ta bắt gặp ngay cảm giác vui 𒁃thú, nhẹ nhàng, chứ không nặng nề như loại sách nghiên cứu, học thuật về thú chơi đồ cổ.
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn trong buổi ra mắt quyển "Những nét đan thanh". Ảnh: Anh Vân. |
Sách có 238 hình ảnh rất đẹp về các loại dĩa trà ký kiểu của người Việt Nam, giai đoạn thế kỷ 18, 19. Đây là lần đầu tiên có một quyển sách về đồ cổ Việt Nam trình bày theo cách: một bên trang là hình ảnh to, sắc nét từng loại đồ cổ; một bên ghi lại những điển tích thể hiện trên đó, cùng các câu thơ, đoạn văn Hán - Nôm được dịch ra tiếng quốc ngữ, tiếng Anh, kèm phụ chú rõ ràng, dễ hiểu. Có 𓄧lẽ vì thế, hòa thượng Thích Trung Hâu nhận xét: "Cuốn sách như vẫn giữ hơi ấm của đời sống tính các🧸h của người xưa".
Lần giở Những nét đan thanh, cảm giác như đang thư🌺ởng ngoạn một cuộc triển lãm chuyên về đồ cổ. Mang niên đại hàng trăm năm trên vóc hình thanh thoát, những dĩa trà, ấm chén của người Việt ở thế kỷ trước cuốn người xem vào cảnh giới thanh thoát của thiền môn, ẩn sĩ. Chợt thấy như Hứa Do, Sào Phủ, Pháp Thuận, Từ Thức sống trong thời thái bình Nghiêu, Thuấn, Lý, Trần.
Trần Đình Sơn cho biết, Những nét đan thanh là kết quả tích lũy một phần cuộc đờ🐼i của ông gắn liền với cổ vật và nghiên cứu văn hóa dân tộc. Ông hy vọng qua đó, độc giả hôm nay có thể tìm lại nhiều tác phẩm hội họa đặc thù, nhiều bút tích thơ văn, điển tích, điển cố, hoa văn, mỹ thuật của người xưa 💖tưởng như đã mất dấu.
"Hàn mai xuân tín tảo. Tiên hạc táo chi đầu". Dịch: Mai lạnh báo tin xuân sớm. Hạc tiên ríu rít đầu cành. Hai câu thơ đề trên dĩa trà trang trí mai hạc giữa thế kỷ XIX, hiệu đề Ngoạn Ngọc. Trích Những nét đan thanh. |
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn hiện là ủy viên ban văn hóa Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, đặc trách nghiên cứu về văn hóa - lịch sử, kiến trúc Phật giáo. Ông còn là một nhà cổ học, nhà nghiên cứu lịch sử - đặc biệt là các triều hậu Lê, Trịnh Nguyễn, nhà nghiên cứu Phật học và là một cư sĩ đạo tâm. Tác phẩm đầu tay nổi tiếng của ông là Thập mục ngưu đồ luận giảng, Tản mạn Phú Xuân I và II. Ngoài ra, ôn🧸g còn viết rất nhiều bài nghಞiên cứu về các vấn đề trên.
Trong buổi ra mắt sách tại ngôi nhà nổi tiếng về cổ vật cùng sách quý mà chủ nhân của nó sở hữu, nhà nghiên cứ♔u Trần Đình Sơn mang 4 bộ đồ trà Xuân - Hạ - Thu - Đông ra để mọi người tận mắt nhìn thấy những dụng cụ và cách uống trà của ông bà ta xưa. Có tuổi đời 300 năm, các bộ đồ trà này trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn được chủ nhân bao bọc vẹn nguyên.
Kiến trúc sư Ng𓄧uyễn Hữu Thái xúc động cho biết, ông đi nước ngoài, thấy Nhật Bản, Trung Quốc tôn vinh cách uống trà, đồ trà của họ từ lâu rồi. Những trà thất được họ tái hiện sao cho hòa nhịp với cuộc sống hiện đại. "Còn ở Việt Nam, ngày nay các quán trà đạo cho mọi người mọc lên khá🧸 nhiều. Nhưng phần nhiều khi bước vào toàn thấy chắp vá từ Hàn - Nhật - Trung. Không lẽ phong vị Việt chẳng đáng để tôn vinh?", ông nói.
Ngay khi Những nét đan thanh vừa ra mắt, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho biết, ông sẽ tiếp tục công🗹 việc biên soạn tương tự, để trong tương lai có thêm nhiều cuốn s🌠ách như thế ra mắt người đọc.
Thất Sơn