Có thể nói trận lụt St. Lucia năm 1287 là một trong những thảm họa lớn nhất lịch sử châu Âu. Với hơn 50.000 người chết, hàng chục ngôi làng bị xóa sổ và bản đồ địa lý được vẽ lại, sự kiện này là một trong những cơn thịnh nộ dữ dội nhất của tự nhiên và cho thấy sự mong manh của các vùng ven biển thời cổ đại, Ancient Origins hôm 25/3 đưa tin.
Suốt nhiều thế kỷ, Hà Lan đưಞợc biết đến là có vị trí khá thấp so với vùng biển lân cận. Đó là lý do ngày nay, nơi đây trở thành vùng đất của các kênh rạch và đảo. Quốc gia ven biển này đang mất dần đất đai và nếu mực nước tiếp t🐎ục dâng cao trên toàn cầu, nhiều nơi có thể vĩnh viễn chìm dưới biển.
Bản đồ của Hà Lan không phải lúc nào cũng như vậy. Đầu thời Trung Cổ, nước này có diện tích đất lộ ra lớn hơn và nhiều ngôi làng tồn💧 tại gần biển hơn. Tuy nhiên, một trận lụt thảm khốc, bắt nguồn từ triều cường do bão, đã thay đổi vĩnh viễn cảnh quan này.
Trận lụt St. Lucia xảy ra vào ngày 13/12/1287, đúng ngày người Hà Lan tổ chức Lễ Thánh Lucia. Một cơn bão dữ dội xuất hiện kết hợp với thủy triều và gây ra lũ lụt thảm khốc. Các vùng bờ biển rộng lớn nhanh chóng bị nước nuốt chửng, làng mạc và thành phố bị nhấn chìm. Các ước tính cho🅺 thấy, khoảng 50.000 - 80.000 người thiệt mạng trong trận lụt này. Các bãi cát thấp, cồn cát ven biển không thể chống chọi với sóng lớn và dễ dàng sạt lở. Nhiều vùng đồng bằng bị nhấn chìm. Người dân ở những ngôi làng không bị cuốn trôi cũng phải sơ tán.
Lũ lụt mang đến sự hỗn loạn cho Hà Lan. Những thành phố không bị phá hủy giờ đây ở một vị trí hoàn toàn mới vì địa lý bờ biển thay đổi. Nước không rút xuống, tạo ra một số đảo và hồ vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của Zuiderzee - một vịnh nông lấn tới 100 km vào đất liền. Trước kia, nơi này chỉ là một hồ nước ngọt nhỏ, nối ra biển🤡 bằng sông Vlie. Trận lụt St. Lucia đã phá hủy hoàn toàn con sông này. Điều này đồng nghĩa, các thương cảng hưng thịnh ở bờ sông cũng suy tàn.
Sau trận lụt St. Lucia, trọng tâm mới được chuyển tới sông Ijssel. Nơi đây mọc lên những thành phố thương mại mới như Zwolle, Deventer, Kampen và Doesburg. Một thương cảng mới mang tên Amsterdam bắt đầu꧙ trở nên nhộn nhịp. Ngày nay, Amsterdam trở thành thủ đô của Hà Lan.
Tại Frisia, khu vực lân cận Hà Lan, sự tàn phá cũng rất khủng khiếp. Nhiều đảo nhỏ từng có người sinh sống biến m🍸ất vĩnh viễn, gây thiệt hại nặng nề về người. Đường bờ biển dịch chuyển nhiều km vào sâu trong đất liền. Ví dụ, Harlingen, một thành phố không giáp biển trước trận lụt, bất ngờ nằm trên bờ biển. Sau trận lụt, thành phố này trở thành 𒉰hải cảng. Đảo Griend gần đó, nơi có nhiều cư dân sinh sống, bị tàn phá nghiêm trọng và chỉ còn 10 ngôi nhà đứng vững.
Ngoài Hꦆà Lan và Frisia, những vùng ven biển Đức cũng chịu ảnh hưởng với nhiều ngôi làng ở vùng Đông Frisia biến mất vĩnh viễn và hàng nghìn người thiệt mạng. Những người sống sót nhận thấy cảnh quan thay đổ༒i và lối sống truyền thống của họ không còn phù hợp nữa. Nhiều người trong số đó chạy thoát tới đất liền và phải bắt đầu cuộc sống hoàn toàn mới.
Khu vực Biển Bắc cũng không thoát khỏi sức mạnh của cơn bão. Bờ biển nước Anh chịu ảnh hưởng nặng nề, và bản đồ nơi đây gần như được vẽ lại hoàn toàn. Thị trấn Old Winchelsea từng là một cảng sầm uất, giờ đã biến mất vĩnh viễn. Tại ngôi làng nhỏ Hickling, 180 dân làng thiệt mạng. Th🙈ương cảng New Romney đột ngột trở thành thị trấn nằm gọn trong đất liền do bão bồi lấp bến cảng, chuyển hướng con sông gần đó xa khoảng 24 km về phía tây. Mặt đất trong thị trấn cao thêm 13 cm do phù sa tích tụ.
Tại thị trấn Hastings, cơn bão khiến nửa vách đá sụp đổ, phá hủy nghiêm trọng lâu đài Norman. Thị trấn không còn là bến cảng nhộn nhịp khi vịnh hẹp bị cơn bão xóa sổ. Một trong những cảng lớn của Anh, Dunwich, đang suy tàn nhanh chóng trong giai đoạn này. Cơn bão năm 1287 gây xói lở bờ biển và lũ lụt, góp phần chấm dứt giai đoạn là thị trấn ven biển hàng đầu của Dunwich. Dòng sông huyết mạch của thị trấn đã dịch chuyển vài km về phía bắc. Từng có dân số hơn 3.000, Dunwich🉐 giờ chỉ là một ngôi làng đơn sơ với 180 cư dân.
Thu Thảo (Theo Ancient Origins)