- Gần đây chị về nước để giảng dạy thiết kế sản xuất tại một sự kiện phim ảnh. Theo chị, khâu này có tầm quan trọng thế nào với một bộ phim?
- Tôi nghĩ phim có ngôn ngữ riêng là hình ảnh, vì thế cần xây dựng phần hình cho tốt. Từng chi tiết nhỏ nhất của bối cảnh cũng phải tham gia kể chuyện. Có thể khán giả không nhìn thấy hết nhưng họ sẽ cảm nhận được không khí trong khung hình. Người làm thiết kế sản xuất - gồm khung cảnh, vật dụng, trang phục, hóa trang... - phải hiểu biết về tâm lý nhân vật, hiểu được cảnh đó có gì quan trọng để tìm những gì phù🌄 hợp đưa vào. Trong những bộ phim của ông xã Trần Anh Hùng, dù đã biết rõ câu chuyện, tôi vẫn có thể xem lại mấy lần vì phát hiện những lớp lang, chi tiết mới. Một bộ phim chỉ có câu chuyện mà không có gì khác để khám phá thêm, tôi sẽ chỉ xem một lần để biết nội dung, sau đó sẽ không thích nữa.
Thiết kế sản xuất rất quan trọng nhưng chưa được đánh giá đúng mức, có lẽ bởi mọi người quan tâm hơn đến câu chuyện. Điều này không chỉ đúng ở Việt Nam mà còn ở nước ngoài. Hầu hết chỉ bàn về nội dung tác phẩm bởi họ không biết phân tích phim qua ngôn ngữ điện ảnh. Họ cũng không hiểu ngôn ngữ điện ảnh là gì. Nếu người ta chỉ muốn xem phim để được biết một câu chuyện thậ🅘t hay, tôi thấy hơi đáng tiếc.
- Điều cần lưu ý nhất khi thiết kế mỹ thuật và phục trang cho các bộ phim là gì?
- Tôi nghĩ khi xem phim, khán giả phải nhìn thấy nhân vật trước rồi mới tới phục trang. Cái đẹp chỉ đẹp khi nó đúng với nội dung, câu chuyện, bối cảnh, cảm xúc của nhân vật... Nếu không, mọi thứ chỉ là trang trí và làm điệu. Còn nếu người xem chỉ nhìn thấy quần áo đẹp ꦇthôi thì không hay. Tôi luôn dặn các học viên cần phải tránh sa đà quá nhiều vào trang phục, khiến tác phẩm về tổng thể giống một show diễn thời trang hơn một bộ phim.
Ví dụ, nhiều người mê phim In The Mood For Love vì diễn viên mặc đẹp, tôi thì không. Nữ diễn viên chính thay trang phục rất nhiều và đẹp. Nhưng những bộ quần áo đó không có liên hệ gì đến chuyện cô ta đang dọn vào một cái nhà tập thể. Khán giả xem phim chỉ nhìn thấy quần áo, còn cá tính và con người nhân vật thì không. Trang phục không phù hợp khiến câu chuyện bị giả. Rừng Na Uy cũng là một phim rất dễ sa đà vào thời trang bởi câu chuyện diễn ra vào những năm 1970 - xu hướng thời trang đang được yêu thích gần đây. Khi thiết kế mỹ thuật cho phim, tôi đã dặn êkíp ph🐲ải t🌄ránh xa cái bẫy đó.
- Chị rèn luyện ra sao để có được sự nhạy bén và tinh tế khi thiết kế sản xuất?
- Tôi cố gắng chăm chút từng chi tiết nhỏ trong cuộ✃c sống. Vợ chồng tôi 5 năm mới làm phim một lần nhưng cả hai đều phải tập thói quen chỉn chu hàng n💞gày. Nhờ đó, khi làm phim, chúng tôi sẽ bắt nhịp được ngay với mọi thứ.
Tôi cũng không chịu thỏa hiệp nếu gặp khó khăn. Người làm phim phải chịu rất nhiều áp lực như thời gian, sức khỏe của diễn viên, chi phí phải trả thêm khi để êkíp làm việc quá giờ... Nếu tôi không tin điều mình làm là đúng mà bỏ cuộc giữa chừng, chắcꦚ chắn khán giả xem phim, bằng một cách nào đó, sẽ nhận ra tác phẩm cũng chỉ tàm tꦯạm.
- Cầu toàn trong công việc thiết kế, ngoài đời, chị theo đuổi phong cách thế nào?
- Tôi thích phong cách của Yohji Yam🌊amoto (nhàℱ thiết kế thời trang người Nhật), rất duyên dáng, mạnh mẽ và hiện đại. Cách ăn mặc kiểu Hollywood, Dubai hay Bollywood, tôi không thích lắm. Tôi không chấp nhận hình tượng phụ nữ giống một con búp bê hay biểu tượng tình dục.
Tôi nghĩ sự tối giản là hay nhất. Tôi không mua quá nhiều đồ và thường chọn những gì giản dị để tập trung nꦅꦬuôi dưỡng cái tâm, cái đầu của mình. Với hàng hiệu, tôi cũng mua số lượng ít, không quá mốt. Một món đồ tôi có thể mặc sáu - bảy năm, miễn là không hỏng. Tôi thấy hiện có quá nhiều người nghiện mua sắm. Họ mua rồi lại vứt đi, vừa phí phạm lại gây ô nhiễm môi trường.
Trong cuộc sống hàng ngày, tôi chỉ dùng đồ thiên nhiên. Đó là những thứ tôi có thể tự làm ở nhà. Tất cả đều được làm từ cây cỏ, danh sách nguyên liệu chắc phải tới 25 món. Tôi mua tinh dầu, bột kaolin để làm kem dưỡng da hàng ngày. Thuốc đánh răng, xà phòng gội đầu, bột giặt, tôi cũn♉g tự làm lấy. Tôi đã phải nghiên cứu và đọc rất nhiều.
Trần Nữ Yên Khê từng tốt nghiệp thiết kế nội thất tại một trong những trường danh tiếng nhất Paris, Pháp. Ngoài diễn xuất trong các tác phẩm của chồng - đạo diễn Trần Anh Hùng - như: Mùi đu đủ xanh (1993), Xích lô (1995), Mùa hè chiều thẳng đứng (2000)... cô còn thiết kế mỹ thuật cho phim. Cô từng thiết kế bối cảnh phim Xích lô, thiết kế mỹ thuật và phục trang phim Rừng Na Uy (2010) và là họa sĩ thiết kế cho phim Vĩnh cửu (2016). Yên Khê từng được đề cử giải "Họa sĩ thiế🐎t kế xuất sắc" tại Giải thưởng điện ảnh châu Á năm 2015 tại Hong Kong. |
Anh Trâm thực hiện