Nhạc sĩ Trần Quang Lộc qua đời tối 7/6, thọ 71 tuổi. Hơn 40 năm sáng tác, ông để lại hơn 600 ca khúc. Trong đó, Có phải em mùa thu Hà Nội - nhạc phẩ🎶m nổi tiếng nhất của ông - được xem là𓆉 tình khúc bất hủ.
Bài hát do Trần Quang Lộc phổ nhạc năm 1972, dựa lời thơ Tô Như Châu. Nhạc sĩ kể trong một lần giao lưu nhóm thơ Hàn Giang tại Đà Nẵng, Tô Như Châu khoe với ông bài thơ viết về Hà Nội. Những vần thơ "Cóജ phải em là mùa thu Hà Nội? Tuổi phong sương, ta cũng gắng đi tìm. Có phải em, mùa thu xưa?" khiến ông xao xuyến. Chỉ trong một đêm, nhạc sĩ hoàn thành ca khúc, kết hợp những tứ thơ hay nhất với cảm xúc của mình.
Những câu thơ ông chọn phổ nhạc gắn với hình ảnh đặc trưng của Hà Nội khiến người nghe đồng cảm. Những gì ông biết về mảnh đất này đều qua lời thơ, bài hát, những câu chuyện của bạn bè và cả những cơn m⛎ơ. Trần Quang Lộc từng kể: "Ngày đó trái tim tôi có một cô gái Hà Nội. 'Yêu người yêu cả quê hương', bởi vậy Hà Nội càng đẹp, l💃ãng mạn hơn".
Ca khúc được Thái Thanh hát đầu tiên, nhưng ít lưu 🍸hành. Hơn 20 năm sau, nhạc sĩ Đức Trí đưa nhạc phẩm trở lại với công chúng qua giọng hát của Hồng Nhung. Được nh💛iều ca sĩ thể hiện nhưng nổi tiếng nhất qua tiếng hát của Thu Phương.
Thu Phương lần đầu biểu diễn ca khúc năm 1997, trong một đêm nhạc tại TP HCM. Khi đó, Jimmii Nguyễn về Việt Nam kết hợp với Nhà hát Tuổi Trẻ (Hà Nội) thực hiện tour xuyên Việt. Anh đề nghị ban tổ chức để Thu Phương - ca sĩ của nhà hát - hát đơn thay vì chỉ được hát nhóm, hát bè. Lần đầu độc diễn này, Thu Phương đã thể hiện Có phải em mùa thu Hà Nội. Giai đไiệu ngọt ngào, sâu lắng kết hợp giọng hát trầm dày của cô khiến khán giả thích thú. Sau đó, cô được nhiều trung tâm băng đĩa ở Sài Gòn biết đến và mời thu âm, biểu diễn. Ca sĩ không nhớ rõ trong hơn 20 năm sự nghiệp, cô biểu diễn ca khúc bao nhiêu lần. Chỉ biết, nhạc phẩm của Trần Quang Lộc được khán giả yêu cầu cô hát nhiều𒐪 nhất.
Có lần, cô biểu diễn ca khúc trong đêm nhạc Việt Nam nhớ thương tại Nhà hát Hòa Bình, TP HCM. Tiế✅t mục được dàn dựng đặc biệt với một hộp quà lớn ở giữa sân khấu. Khi tiếng nhạc vang lên, Th🍒u Phương bước ra từ mô hình hộp quà, cất tiếng hát "Tháng tám mùa thu, lá khởi vàng chưa nhỉ/ Từ độ người đi thương nhớ âm thầm..." khiến khán giả ngỡ ngàng, vỗ tay tán thưởng. Ca sĩ cho biết: "Bài hát mang đến cho Phương nhiều kỷ niệm lớn lao và đẹp đẽ. Cảm ơn nhạc sĩ Trần Quang Lộc đã cho Phương một món quà quý giá".
Ngoài Có phải em mùa thu Hà Nội, Trần Quang Lộc còn có một nhạc phẩm về Hà Nội mang tên Về đây nghe em. Ca khúc được nhạc sĩ phổ thơ A Khuê năm 1969. Tác giả gửi gắm thông điệp về tình yêu quê hương, dân tộc qua chiếc áo the, đôi guốc mộc, nồi khoai, hạt lúa mới...Thu Phương lần đầu hát nhạc phẩm tại chương trình Duyên dáng Việt Nam 6, do nhạc sĩ Quốc Bảo gợi ý. Ca sĩ cho ꦉbiết: "Nhạc sĩ nhìn thấy sự đồng điệu trong tâm hồn c🅠ủa Thu Phương với ca khúc, với Hà Nội nên đã yêu cầu tôi hát". Mỗi lần thể hiện, cô đều xúc động bởi ca từ đẹp đẽ của bài hát làm cô nhớ tới quê nhà. "Về đây nghe em/ Về đây mặc áo the đi guốc mộc... Và về đây nghe lại tiếng nói thơ ấu khúc hát ban đầu...".
Trần Quang Lộc sinh năm 1949, tại Quảng Trị. Năm 20 tuổi, ông học tại Trường Quốc gia Âm nhạc Huế, bắt đầu sáng tác cuối thập niên 1960. Tuyển tập đầu tiên của ông - Hát trong dòng sông xưa - được xuất bản năm 1970. Ông dần nổi tiếng qua các ca khúc: Về đây nghe em, Em còn nhớ Huế không, Có phải em mùa thu Hà Nội, Chợt nghe em hát..
Hiểu Nhân