Trần Tiễn Cao Đăng là dịch giả quen thuộc của nhiều cuốn sách như Biên niên ký chim vặn dây cót (Haruki Murakami), Nếu một đêm đông có người lữ khách (Italo Calvino)... Anh vừa ra mắt tiểu thuyết đầu tay mang tên Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian.
- Được biết đến là một người dịch sách, vì sao anh bắt tay vào viết tiểu thuyết?
- Tôi tập tành viết, sáng tác từ khi còn là học sinh tiểu học. Suốt những năm đại học và trong độ tuổi 30 tôi vẫn viết đều đặn tuy rằng chỉ với tâm thế một tác giả không chuyên. Mãi đến khi tôi bước sang độ tuổi 40 và đã dịch một số tác phẩm văn chương nước ngoài tôi mới nhận ra mình "sinh ra để viết văn". Việc dịch văn chương đã đóng vai trò đánh thức thiên hướng viết lách có lẽ từ lâu còn ngủ yên trong tôi. Hiện tại tôi dành phần lớn thời gian cho việc viết. Nhưng cũng có thể tôi sẽ dịch sách trở lại vào một lúc nào đó. Không ít nhà văn tr♍ên thế giới cũng đồng thời là dịch giả.
- Cuốn tiểu thuyết mang tên "Life Navigator 25: Người tình của cả thế gian" của anh có phần khó đọc. Ngoài ra, sách có lối viết như các tác phẩm văn học dịch. Anh nghĩ gì về nhận xét này?
- Cuốn sách này không dành cho số đông nên tôi hওiểu được vì sao nó khó đọc đối với nhiều người. Còn về chuyện đọc “giống như văn dịch” như một số người nhận xét, tôi chỉ muốn đặt câu hỏi ngược lại: Vậy, có phải nhà văn Việt thì nhất thiết phải viết văn Việt? Thế nào là văn Việt? Văn chương đích thực là một cõi vô biên giới. Chỉ tình cờ mà tiểu thuyết này được viết bằng tiếng Việt vì đó là thứ tiếng tôi giỏi hơn hết.
- Vì sao anh đặt tên nhiều nhân vật trong truyện của mình là Life Navigator?
- Là tác giả nhưng bản thân tôi không biết nhiều về nhân vật này. Điều đó không ngăn cản tôi viết về những gì xảy ra quanh anh ta. Trong quá trình tiếp tục viết, có thể tôi sẽ tiếp tục đào sâu hơn về các "Life Navigator" và bản chất của họ. Mặt khác, rải rác qua từng trang sách, tôi đều đưa ra những manh mối giúp người đọc có thể dần dần nắm được chút gì đó về các Life Navigator. Song, nhìn chung, ở cuốn sách này, kẻ khiến tôi quan tâm không phải là Life Navigator 25 - nhân vật chính, mà là cô gái - người anh ta yêu. Tôi cũng quan tâm đến số phận của loài người, của thế g🧸iới.
- Trong truyện, anh lấy bối cảnh là Việt Nam, cụ thể là Huế, nhưng tính cách của các nhân vật không hề có dáng dấp của người Việt. Vì sao anh muốn "toàn cầu hóa" chân dung các nhân vật của mình?
- Murakami từng nói, đại ý: Ông không ⛄viết về người Nhật mà viết về con người Và nhân vật của ông là người Nhật đơn giản vì ông là người Nhật nên ông hiểu người Nhật hơn cả. Nữ biên đạo múa Ea Sola, người Pháp gốc Việt, thì nói đại ý: tác phẩm múa của chị không dành riêng cho người Việt và không dành riêng cho người phương Tây, chúng dành cho con người. Tôi cũng 🔯muốn nói như vậy.
- Việc dịch văn học nước ngoài ảnh hưởng gì đến phong cách viết văn của anh?
- Dịch văn chương là một cách tốt để người viết văn tự trang bị và tự trau dồi cho mình. Một mặt trái khi anh vừa viết văn vừa dịch văn là: nếu anh không đủ mạnh, anh sẽ không tìm thấy được chính mình bởi văn phong của anh dễ bị vùi lấp dưới những "người khổng lồ" mà anh dịch. Tôi không tự cho mình quyền nhận định bản thân tôi có đủ mạnh hay✱ không. Theo nghĩa nào đó, tôi tiếp tục viết là để khám phá xem liệu tôi có đủ mạnh với tư cách nhà văn hay không.
- Sau cuốn sách này, anh định viết tiếp tác phẩm nào?
- Nếu không có gì thay đổi cuối năm nay tôi sẽ có một tập truyện ngắn được in. Ngoài ra, tôi đang hoàn tất một cuốn tiểu thuyết nữa có tên tạm đặt là Cospolist nổi loạn. Nó sẽ rất khác so với Life Navigator…
Đoàn Kim Ngọc thực hiện