20h30, ánh đèn sân khấu tắt, giai điệu Phiêu bạt qua giọng hát mộc của Trần Tiến vang lên và những hình ảnh "gã du ca" từ nhỏ đến lớn hiện trên màn hình khiến nhiều khán giả "vỡ òa" cảm xúc, vỗ tay tán thưởng. Loạt nhạc phẩm nổi tiếng của ông như Giấc mơ Chapi, Tóc gió thôi bay, Chị tôi, Quê nhà lần lượt được Uyên Linh, Bằng Kiều thể hiện.
Trần Tiến xuất hiện trên khấu với áo khoác ba lỗ, mũ beret quen thuộc. Nhạc sĩ xúc động nói cảm ơn gần 4.000 khánꦅ giả có mặt trong đêm nhạc, những người đã thương và làm nên cuộc đời sung sướng của ông. "Tôi hạnh phúc vì còn có người yêu mình trong cuộc đời này. Các bạn hay lắm, đáng yêu lắm. Cảm ơn các bạn đã thích âm nhạc tử tế. Hôm nay tôi rất hạnh phúc", ông nói.
Nửa thế kỷ cuộc đời phiêu bạt được Trần Tiến khắc họa qua loạt nhạc phẩm, kết hợp nhóm Du Ca. Nhóm được nhạc sĩ thành lập cách đây vài năm, gồm ba thành viên An Nhiên, Thành Nghiệp, Hiền Lê. Họ biểu diễn vì cộng đồng, hát tại nơi biển đảo xa xôi hay trong các bệnh viện dã chiến thời dịch. Trần Tiến chơi guitar, cùng nhóm Du Ca thể hiện ca khúc Mặt trời bé con, Rock đồng hồ, Tạm biệt chim én. Ở tuổi 75, chất giọng của ông vẫn 💝vang, khỏe. T𒁃hi thoảng, ông huýt sáo đầy ngẫu hứng theo giai điệu, được khán giả vỗ tay tán thưởng.
Ngoài hát, ông tâm tình về bối cảnh ra đời tác phẩm. Tạm biệt chim én là những hoài niệm của ông về một cô gái ở Sài Gòn. Khi đi lính về, ông thấy nhà cô có một dàn hoa tím rất đẹp. Tuy nhiên do nhiều vấn đề, cả hai lỡ duyên𝔍 gặp gỡ. Sau này khi được trở lại thành phố theo lời mời của thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông tìm đến chốn xưa nhưng cô gái đã biệt tích. Ông nhìn lên nóc ngôi nhà, có đàn chim én bay qua, giai điệu bài hát cứ thế ra đời.
Rock đồng hồ là một trong 16 ca khúc của ông từng bị cấm lưu hành. Bài hát nói về những suy nghĩ đơn giản củ🍸a nhạc sĩ. "Trong chiếc đồng hồ, kim giây phải làm vi♔ệc nhiều nhất, kim giờ làm ít nhất. Thế nhưng, mọi người thường chỉ hỏi bây giờ là mấy giờ, chứ không ai hỏi là mấy giây", ông nói.
Nhạc sĩ sau đó thể hiện Ngẫu hứng phố t🍸heo yêu cầu "chú lên hát với con một bài" c🎶ủa Hà Trần. Ông cho biết thời thanh niên, cùng nhạc sĩ Nguyễn Cường cầm 7.000 đồng đi ăn xôi, bún ốc, bánh cuốn. Đến cửa hàng, họ chỉ gọi một suất rồi chia thành hai phần. Khi đó, trong đầu ông chợt vang lên câu "Hà Nội cái gì cũng rẻ, chỉ có đắt nhất là mày thôi. Hà Nội cái gì cũng rẻ, chỉ có quý nhất là tình người thôi".
Hành trình vượt qua bạo bệnh của ông được khắc họa qua tiết mục Không gục ngã, kết hợp Phạm Anh Khoa. 🎃Nhạc sĩ từng trải qua thời gian dài điều trị ung thư vòm họng, lạc quan để sống vui, sống khỏe. Ông hy vọng mọi người không bao giờ đầu hàng trước nghịch🅘 cảnh và bệnh tật.
Phần trình diễn của các nghệ sĩ trẻ khiến đêm nhạc thêm màu sắc. Trung Quân Idol khoe chất giọng cao, khỏe pha chút ma mị qua Điệp khúc tình yêu, Mưa bay tháp cổ.
Trần Nghiệp hát Ngẫu hứng lý qua cầu, được nhạc sĩ nhận xét là mơ mộng, bay bổng hơn cả phiên bản của Ngọc Tân, Quang Lý. "Tôi viết bài này nhưng chưa bao giờ dám hát vì giọng thô quá, lần này, đành phải nhờ cháu Nghiệp", Trần Tiến nói. Hiền Lê vừa hát Về đi em vừa chơi violin khiến Trần Tiến khen "tuyệt vời". Mẹ tôi qua tiếng hát của An Nhiên nhận được nhiều tràng vỗ tay cổ vũ. Tiết mục Ngựa ô thương nhớ được biểu diễn với phần hợp xướng của 42 thành viên Saigon Choꦦir mang đến khán giả trải nghiệm mới lạ.
Quá nửa đêm, chương trình khép lại với giai điệu Sắc màu, Giai điệu Tổ quốc. Khán giả Hoàng Anh (48 tuổi, Hà Đông) nhận xét đêm nhạc giàu cảm xúc với những thước phim tư liệu và câu chuyện của nhạc sĩ Trần Tiến. "Tôi hiểu hơn về lý do, ý🌜 nghĩa sự ra đời của những bài hát mà mình thích. Tôi nhìn thấy tuổi trẻ, tình yêu âm nhạc của nhạc sĩ qua đó. Tôi ấn tượng với hai bài của Trung Quân, cảm nhận điều gì đó mới lạ, thú vị", khán giả nói.
Bài, Video: Hiểu Nhân