Đỗ Ca Sơn là một chiến sĩ của Trung đoàn 174 đánh đồi A1 tại Điện Biên Phủ năm 1954. Giờ đây ở tuổi ngoài 80, những dòng ký ức vẫn cuộn chảy trong ông. Nhà báo trẻ Kiều Mai Sơn đã chấp bút mang ký ức vào cuốn sách Người lính Điện Biên kể chuyện.
Những câu chuyện về chiến dịch Điện Biên Phủ được kể khắp nơi, từ sách giáo khoa, tư liệu, trên báo chí, trong các câu chuyện truyền miệng... nhưng cuốn sách của Đỗ Ca Sơn có nét riêng khi nhìn dưới con mắt mộꦅt người lính tham gia cuộc chiến.
Nhà giáo Đỗ Ca Sơn nói: "Tôi không kể lịch sử chiến dịch, không kể về diễn biến, mà tôi kể những mẩu chuyện về người lính chúng tôi ở T▨rung đo𒀰àn 174 của Đại đoàn 316 đã chiến đấu và sống trong 56 ngày đêm ấy".
Qua lời kể của một người trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến đấu ngay tại đồi A1, cuốn sách kể những câu chuyện chân thực nhất về những con người đã làm𒈔 nên chiến th🍌ắng quyết định cho độc lập dân tộc.
Những câu chuyện kể mộc mạc, hết sức giản dị mà xúc động. Đôi khi chỉ l📖à ký ức về những nắm cơm mà các anh nuôi có khi phải hy sinh thân mình để mang được đến đồi A1. Trong cuộc chiến ấy có những giọt nước mắt mặn chát khi chứng kiến cảnh "thịt trộn bùn non", phải giẫm lên xác đồng đội dưới chiến hào mà đi tới.
Sách còn kể câu chuyện bông đùa của các anh chiến sĩ về những cô dân công, kể sự mộng mơ của chàng trai trẻ Hà thành khi nhớ về thủ đô. Phút giây háo hức khi đọc cuốn Buồn ơi, chào nhé! (một tác phẩm của Francoise Sagan) được máy bay Pháp thả bằng dù xuống chiến trường cho lính đọc cũng được kể sinh động. Kỷᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ niệm đáng yêu của anh lính suýt bị kỷ luật trong ngày chiến thắng khi xông lên bắt tay một lính Pháp đã ra hàng là một câu chuyện thú vị.
Xen lẫn những trận đánh trong mưa bom bão đạn, cái chết cận kề, người lính Điện Biêဣn vẫn có những phút nao lòng vì nhớ nhà, nhớ một mái tóc dài, một tiếng khóc trẻ thơ...
Trở về từ cuộc chiến,⭕ Đỗ Ca Sơn trở thành cán bộ giảng dạy tại Đại học Ngoại ngữ, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Mỗi lần nhớ lại những ký ức về Điện Biên, ông không giấu được sự xúc động. Ông chia sẻ khi nghe chuyện cũ của mình, có nhiều người trẻ mắt ngấn lệ, vì thế ông tin ngọn lửa Điện Biên Phủ sẽ được tiếp nối.
Những câu chuyện chân thực, cảm động của nhà giáo Đỗ Ca Sơn được họa sĩ Nguyễn Trường (nghệ danh Etcetera🧜 Nguyen) vẽ minh🐷 họa. Nhà báo Kiều Mai Sơn khi chấp bút cho cuốn sách, bên cạnh lắng nghe, ghi chép lời kể cũng tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, đi thực tế chiến trường năm xưa để có thể tái hiện câu chuyện bằng ngôn ngữ một cách chân thực.
An Hạ