Trong chung kết tối 29/7 và ở vòng loại trước đó, Kim Bui mặc quần tất dài, trong khi đa số diện bikini. Theo Reuters, trang phục của cô nhằm tránh𝓰 phô trương hình thể, đồng thời truyền 📖thông điệp bình đẳng giới. "Chúng tôi muốn chứng minh rằng tất cả phụ nữ nên tự quyết định trang phục họ muốn mặc. Điều quan trọng nhất là sự thoải mái", cô nói.
Kim Bui sinh năm 1989, có mẹ là người Việt, bố là người Lào. Cô thi đấu cho đội tuyển quốc gia Đức từ năm 2005. Tại Olympic năm nay, cô xếp thứ 17 t🔯ại chung kết nội dung đơn nữ.
Ở vòng thi đồng đội hôm 25/7, hai vận động viên còn lại của tuyển Đức mặc giống Kim Bùi. Trang CNN viết: "Đội thể dục dụng cụ của Đức là ví dụ mới nhất về việc chống phân biệt giới tính trong t🧔hể thao. Các vận động viên nữ đang quyết định xem họ muốn phơi bày nhiều hay ít so với các đồng nghiệp nam. Họ không xa lạ gì với việc bị giới tính hóa hoặc bị chọn vì ngoại hình trong khi nỗ lực làm công việc của mình".
Anushay Hossain - nhà hoạt động nữ quyền người Mỹ - ủng hộ Kim Bui và đồng đội. Cô viết trên tờ USA Today: "Thế vận hội Tokyo không phải là một buổi trình diễn bikini". Cô gọi các vận động viên Đức là "những người mạnh dạn đứng lên chống lại sự phân biệt giới tính trắng trợn và sự lệch lạc trong thể thao". Anushay Hossain còn cho rằng vận động viên Hồi giáo nên được trùm khăn, mặc trang phục kín kh꧋i thi đấu.
Baౠn tổ chức Olympic không quy định cụ thể trang phục môn thể dục dụng cụ. Đại diện công🧔 ty chịu trách nhiệm ghi hình, phát sóng Thế vận hội cho biết sẽ tập trung vào các màn trình diễn thay vì quần áo hay các bộ phận cơ thể của vận động viên.
Vấn đề trang phục của các vận động viên nữ từng gây nhiều tranh cãi. Hôm 27/7, đội bóng ném bãi biển nữ Na Uy bị phạt gần 1.800 USD do mặc quần đùi thay vì bikini khi thi đấu theo quy định của giải vô địch 🍸châu Âu.
Hà Thu