Tác phẩm hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc, Đài Loan. Trên tạp chí Zhongguo Yishu, Trưꦫơng Kính Lệ, làm việc ở Viện nghiên cứu Mỹ thuật Đại học Thượng Hải, cho biết dù là bức tranh quan trọng trong lịch sử hội họa, vì thiếu các tư liệu lịch sử liên quan, đến nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn đi tìm câu trả lời về bối cảnh, mục đích sáng tác bức tranh.
Giới chuyên môn nhận định Hán cung xuân hiểu trong bảo tàng ở Đài Bắc là bút tích của Cừu Anh trong khi một số bảo tàng khác trên thế giới lưu giữ bản sao của tác phẩm, từ các họa sĩ cổ đại. Trong các tranh còn lưu giữ của Cừu Anh, Hán cung xuân hiểu đặc sắc nhất, miêu tả khung cảnh trong hậu cung - nơi sℱinh sống của thê thiếp của nhà vua - vốn♓ là địa điểm người thường khó được lui tới.
Cừu Anh (1482-1559) tự Thực Phụ, là một trong bốn họa sĩ nổi tiếng nhất thời Minꦜh, sở trường vẽ phụ nữ, thủy mặc. Ông có thể sử dụng linh hoạt nhiều bút pháp để miêu tả các dạng đề tài khác nhau. Cừu Anh xuất thân nghèo hèn, nhờ năng khiếu xuất chúng, ông được được danh họa Chu Thần (1460-1535) nhận là đồ đệ. Cuối đời, họa sĩ sống trong tư gia của nhà Hạng Nguyên Biện - một trong nhà sưu tầm lớn nhất thời Minh, có cơ hội ♏tiếp xúc các bức họa nổi tiếng từ những đời trước. Cừu Anh còn quen biết các danh họa như Văn Trưng Minh, Đường Bá Hổ, vì thế được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm cổ đại và vẽ lại chúng.
Theo Sina, phần lớn nhà nghiên cứu đồng tình quan điểm Hán cung xuân hiểu là sự kết hợp các câu chuyện thời Hán với khung cảnh, kiến trúc, quan niệm thẩm mỹ ở thời Minh - giai đoạn họa sĩ sinh sống. Tác phẩm ngang 574 cm, cao gần 31 cm, miêu ✅tả các hoạt động thường ngày của phụ nữ ở hậu cung, như trang điểm, tưới cây, cắm hoa, chăm sóc vật nuôi, múa, chơi đàn, đánh cờ, đọc sách, soi gương, ngắm tranh, chơi đùa với trẻ nhỏ...
Tác phẩm tổng cộng 115 nhân vật gồm phi tần, cung nữ, hoàng tử, thái giám, họa sĩ. Các nhân vật hầu hết mặc trang phục màu tươi sáng. Những khung cảnh này được Cừu Anh tham khảo từ cuốn sách Tây kinh tạp ký của tác giả thời Hán Lưu Hâm. Ở cuốn sách này, Lưu Hâm miêuꦿ tả nhiều câu chuyện về Vương Chiêu Quân trong Hán cung.
Theo nhà nghiên cứu Trương Kính Lệ, tranh tái hiện câu chuyện thời Hán nhưng trang phục, phục sức và kiến trúc mang dáng dấp cung đình thời Minh. Các đường nét đậm nhạt biến hóa mềm mại, nhân vật và những ngồi nhà được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Tác giả tả cảnh ở gócไ nhìn từ trên xuống, không vẽ nóc nhà, nhằm dành không gian cho các hoạt động của con người. Trong lịch sử mỹ thuật cổ đại Trung Hoಌa, chỉ vài người có bút pháp điêu luyện như Cừu Anh.
Toàn bộ tác phẩm mang không khí nhẹ nhõm, tươi vui, không hề nhuốm màu bi ai. Tranh sống động, toát sự tươi vui của ngày xuân. Báꦓu vật từng qua tay nhiều nhà sưu tầm lớn trong các triều đại. Thời Thanh, một viên quan tặng tranh cho hoàng đế Khang Hy làm quà mừng thọ 60 tuổi. Tác phẩm còn in con dấu của các hoàng đế Càn Long, Gia Khánh.
Hán cung xuân hiểu là một trong 10 tác phẩm quý giá nhất trong lịch sử hội họa Trung Quốc, cùng Đường cung sĩ nữ, Thiên lý giang sơn, Thanh minh thượng hà... Để đảm bảo🎶 an toàn, tranh hiếm khi được triển l𒈔ãm.
Nghinh Xuân