Trong số 59 tác phẩm của Tô Ngọc Vân được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hai thiếu nữ và em bé khiến nhiều người xem phải dừng bước thật lâu khi tham quan phòng🐠 trưng bày số chín ở tầng hai. Tranh được công nhận Bảo vật quốc gia năm 2013, là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn đầu sự nghiệp nghệ thuật của họa sĩ.
Tranh ra đời năm 1944, diễn tả một góc đời sống Hà Nội những năm 1940. Bên hiên nhà, nơi chiếc rèm tre cuốn lên cao để lộ cây phù dung trong vườn nở đầy hoa màu hồng phớt, hai thiếu nữ đang ngồi tâm tình, bên cạnh là một bé trai. Ba nhân vật được sắp đặt theo hình tam giác trong khung hình dọc - bố cục cổ điển của nghệ thuật hội họa phương Tây. Cô mặc 🌠áo dài màu ♓vàng ấm ngồi trên chõng tre, mái tóc buộc gọn sau gáy, hai bàn tay nâng niu bông hoa màu hồng, phía sau là bức tường vững chắc. Một thiếu nữ ngồi dưới sàn mặc áo dài trắng, lưng cong mềm mại, chiếc kẹp hồng làm điểm nhấn trên mái tóc đen. Bên góc dưới bên phải, bé trai mặc áo màu đỏ ngồi chơi.
Họa sĩ sử dụng lối vẽ màu 🦄phẳng, không vờn, những đường thẳng, đường cong mạch lạc. Màu vàng đất pha chút sắc cam ấm chủ đạo kết hợp hài hòa với trắng, hồng phớt, hồng cánh sen♍ và xanh lục. Tác phẩm là sự kết hợp đầy rung cảm về tâm hồn phương Đông cùng lối diễn họa học tập từ phương Tây đương thời.
Ông Tô Ngọc Thành - con trai danh họa Tô Ngọc Vân - cho biết thiếu nữ mặc áo vàng là cô giáo Mai - bạn của vợ họa sĩ, áo dài trắng là Thăng - cháu họa sĩ, còn em bé là ông khi bốn tuổi. Tác phẩm được danh họa sáng tác trong thời gian sống tại ngôi꧋ nhà ở Khâm Thiên.
Theo ông Thành, tranh ban đầu có tên là Thiếu nữ và hoa phù dung. Họa sĩ ví đời người phụ nữ như phù dung sớm nở chóng tàn. Hai nhân vật trong tranh ngồi suy ngẫm về phận đời của mình. Họ khi ấy thuộc tầng lớp tiểu tư sản, không giàu, không nghè𝄹o nhưng cũng lắm gian truân, gập ghềnh.
Tác phẩm sau đó thuộc sở hữu của giáo sư, bác sĩ Nguyễn Tấn Di Trọng - bạn thân họa sĩ Tô Ngọc Vân. Khoảng năm 1965, ông Di Trọng nhượng lại cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với giá 200 đồng. Họa sĩ Tô Ngọc Thành cho biết: "Ông Nguyễn Tấn Di Trọng hiểu về tài năng, ⛎nghệ thuật của bố tôi nên rất trân trọng, giữ gìn tranh. Đến nay, tranh vẫn sử dụng khung cũ của bố. Thi thoảng,🌌 tôi vào bảo tàng thăm tác phẩm, tôi thấy vui vì nó được bảo quản rất tốt. Nếu tác phẩm hư hỏng, phải phục chế sẽ mất đi giá trị".
Khoảng năm 1958-1960, Hai thiếu nữ và em bé được mang đi triển lãm tại nhiều nước châu Âu. Năm 1970, khi ông Tô Ngọc Thành du học tại Đại học Mỹ thuật Tiệp Khắc, một lần ghé thăm Trung tâm Văn hóa Đức ở đây, ông thấy bán bản in bức Hai thiếu nữ và em bé, được nhiều du khách chọn mua làm quà lưu niệm. Ông cũng mua vài tấm làm quà tặng bạn bè, người thân ở quê nhà. Ngoài ra, tại đây bán cuốn Hội họa Việt Nam tại Cộng hòa Đức,🍃 trong đó có ba bức sơn dầu, hai ký họa bộ đội của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Tô Ngọc Thành viết thư, liên hệ với giám đốc của đơn vị xuất bản 💯tại Đức, đề nghị trả tiền bản quyền. Sau đó, ông nhận được 400 mác Đức, nhờ họa sĩ Lê Huy Văn - con trai họa sĩ Lê Quốc Lộc - khi đó ở Đức, mua một chiếc máy ảnh.
Tác phẩm được công nhận là bảo vật quốc gia vì có giá trị về lịch sử, thẩm mỹ và văn hóa. Theo Hồ sơ di sản, tư liệu Cục Di sản văn hóa, tác phẩm được chọn là hiện vật nguyên gốc và độc bản, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao. Về giá trị lịch sử, tác phẩm đánh dấu ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚmột giai đoạn của mỹ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20.
Tranh mang phong cách riêng biệt của họa sĩ Tô Ngọc Vân - bậc 💫thầy nền mỹ thuật Việt Nam cận đại. Với chất liệu sơn dầu, họa phẩm toát lên sự tinh tế trong biểu cảm hình ảnh phụ nữ Việt Nam.
Hai thiếu nữ và em bé phản ánh nét đặc trưng của văn hóa xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, trong cái nhìn của trí thức thời bấy giờ. Đây là một trong nhữn꧋g tác phẩm đỉnh cao của danh họa tạo nên ảnh hưởng mạnh mẽ đến các thế hệ sau, góp phần vào việc nghiên cứu các yếu tố, giá trị giao lưu văn hóa trên bình diện nghệ thuật tạo hình.
Phó giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Lê Anh Vân - Nguyên Hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật Việt Nam - từng nhận xét: "Bức tranh mô tả cảnh༺ sinh hoạt tiêu biểu của người thành thị: Hai thiếu nữ mặc áo dài ngồi tâm sự, bên cạnh em bé ngồi chơi⛦. Tất cả toát lên một không khí yên bình. Là một tác phẩm sử dụng chất liệu sơn dầu của châu Âu, nhưng với bút pháp và phong cách riêng biệt của họa sĩ bậc thầy, tác phẩm đã thể hiện tài tình sự kết hợp giữa tinh thần Á Đông và nghệ thuật tạo hình phương Tây".
Tô Ngọc Vân (1906-1954), còn có bút danh Tô Tử, Ái Mỹ, quê tại Văn Giang, Hưng Yên. Ông tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 1926-1931, là một trong bộ tứ danh họa Trí - Vân - Lân - Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn). Trong đó, Tô Ngọc Vân là người thành công, tiêu biểu nhất với hội họa sơn dầu. Họa sĩ là hiệu trưởng đầu tiên của Khóa họa sĩ kháng chiến (1950-1954), tác giả của nhiều bài lý luận phê bình mỹ thuật được dư luận chú ý như Bước đầu của Hội họa Việt Nam (1942), Học hay không học (1949), Người vẽ (1950)...
Sự nghiệp của ông chia làm hai giai đoạn: Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 chuyên vẽ tranh thiếu nữ, phong cảnh và sau cách mạng tập trung đề tài đời sống nhân dân lao động. Ông được Nhà nước truy tặng✱ Huân chương Độc lập Hạng Nhất năm 1996, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Hiểu Nhân