Cái nhìn đầu tiên có thể gây nhầm lẫn, khách hàng thường xem thẻ giá để biết chất lượng của sản phẩm. Họ cho rằng số tiền đó sẽ phản ánh đúng giá trị của các mặt hàng và dịch vụ. Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây của tạp chí Time, một số mác giá hoàn toàn vô dụng trong việc này và nó được thiết kế để lừa khách hàng chi tiêu nhiều hơn. Đây là một số lời khuyên để giúp khách hàng tự bảo vệ mình. Hãy tìm hiểu kỹ 4 trường hợp sau trư💝ớc khi chi trả số tiền bằng giá ghi trên mác.
1. Cửa hàng bán lẻ
Có khách hàng nào không mê mua sắm hơn khi nhìn thấy bảng hạ giá, khuyến mại lớn? Nhưng hãy nghĩ kỹ xem, liệu có phải chúng ta đang tiết kiệm được một khoản tiền nhờ việc này? So với mức giá trước khi khuyến mại thì hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, khi xem xét thực tế, các cửa hàng luôn luôn lên kế hoạch để giảm dần mức giá những bộ đồ thời trang, quần jean... mà vẫn có lợi nhuận. Rõ ràng, mức giá gốc ban đầu đã được thổi phồng lên và nó hoàn toàn vô nghĩa khi xác định chất lượn💎🎀g sản phẩm.
2. Đại lý xe hơi
Bất cứ ai từng mua một chiếc xe đều có thể nói rằng họ đã thanh toán với mức⛎ giá nhà sản xuất niêm yết hoặc MSRP. MSRP (Manufacturer's Suggested Retail Price) là mức giá bán lẻ khuyến nghị của nhà sản xuất, có thể khác với giá bán thật. Thông thường, người bán sẽ đưa ra mức giá thấp hơn so v🎃ới MSRP để khách hàng cảm thẩy họ có lợi khi mua xe.
May mắn là một số đại lý xe hơi đã có những thay đổi tích cực. AutoNation, hệ thống đại lý lớn nhất nước Mỹ thừa nhận mức giá niêm yết là không có thật và đưa ra một chiến lược mới về giá bán. Chiếc xe sẽ được định giá dựa trên dữ liệu thị trường hiện t🅺ại, cho phép cả người mua và người bán đàm phán để đưa ra một mức giá thực tế, hợp lý.
3. Học phí cao đẳng, đại học
Nếu đang lo lắng về việc cho con em mình học đại học, cho dù là ngay s💝ang năm hay 10 năm nữa, thì cũng đừng để những thông báo về tăng học phí khiến bạn từ bỏ hoàn toàn 🐷những kế hoạch đó. Cũng giống như việc mua một chiếc xe mới, không ai phải trả một số tiền thực sự như thế. Học bổng, trợ cấp và cho vay sinh viên sẽ làm cho chi phí thực sự khác đi.
Trong danh sách các trường cao đẳng đắt giá nhất năm 2013 của Princeton Review, chi phí trung bình cho một sinh viên mới ở trường công lập ở Mỹ vào khoảng 19.000 USD còn dân lập là 54.000 USD. Tuy nhiên, sau khi được💛 nhà nước và chính quyền bang hỗ trợ, những chi phí có 🦄thể giảm được gần một nửa tại nhiều trường học. Đừng để chi phí làm hẹp lại lựa chọn cho con bạn. Đôi khi các trường tốn kém lại cung cấp nhiều gói hỗ trợ tài chính hơn.
4. Hóa đơn y tế
Cuối cùng, đối với chăm sóc sức khỏe, giá niêm yết trên hóa đơn y tế có thể ở mức giá cắt cổ như vậy là do họ đã tạo thành. Gần đây, tạp chí Time đã phân tích các hóa đơn y tế và thấy rằng, bệnh viện có hẳn bảng giá, tính tiền từ miếng gạc nhỏ cho đến chụp MRI. Ngoài ra, Time còn cho biết, nhiều bệnh viện coi các hóa đơn phí là khởi đầu của một sự kiếm chác nhưng bệnh nhân lại không nhận thức được. Ví dụ, một người phụ nữ bang Connecticut không có bảo hiểm đã bị tính phí gần 200 USD cho một xét nghiệm máu chỉ 14 US🐼D.
Nguyễn Tâm (theo Yahoo Finance)