Mật độ xây dựng cao ốc, chung cư tăng quá nhanh kéo theo gia tăng dân số và nhu cầu đi lại, trong khi không gian công cộng lại giảm, hạ tầng quá tải hoặc chưa kịp đầu tư... được nhiều chuyên gia đánh giá là nguyên nhân gây nên tình trạng ùn tắc giao thông tại TP HCM. Đó cũng là lý do thành phố quyết định siết chặt việc xây cao ốc với điều kiện dự án không gây kẹt xe mới được triển khai, sau nhiều năm "thả nổi" khiến hạ tầng giao thông quá tải.
Ủng hộ chủ trương này, độc giả Catsonghong98 nhận định: "Muốn biết kẹt xe có phải là do chung cư mọc lên như nấm hay không, chúng ta chỉ cần đến trực tiếp khu vực đường Phạm Thế Hiển, quận 8. Cách đây năm năm, khi chỉ có vài chung cư, con đường này luôn thông thoáng. Còn bây giờ, khi xây thêm một loạt chung cư mới suốt dọc đường Phạm Thế Hiển sang Trịnh Quang Nghị, đường chật như nêm người🌸. Trong khi đó, vẫn còn mấy khu chung cư còn đang trong quá trình xây dựng, chưa đi vào hoạt động".
Đồng quan điểm, bạn đọc Mpoltrinh cho rằng mật độ xây dựng chung cư, cao ốc quá dày đặc khiến giao thông bị quá tải: "Một ví dụ điển hình là khu Phú Mỹ Hưng gây ra kẹt xe ở cầu kênh Tẻ và đường Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Tất Thành. Nội bộ khu này không kẹt nhưng vì chỉ có vài tuyến đường độc đạo, lại cạnh khu chế xuất Tân Thuận, nên giao thông ngoại khu rất bức bối. Nếu dọc Nguyễn Hữu Thọ đi Nhà Bè mà cứ tiếp tục xây cao ốc thì tôi tin sẽ kẹt cứng𓆉 do không còn cách nào mở rộng hay thêm đường nối vào trung tâm TP HCM.
꧂Tôi cho rằng, khu vực quận 1 và quận 3 không nên cho xây thêm cao ốc, chung cư hay tòa nhà văn phòng nữa vì đường sá đã quy hoạch cách đây cả trăm năm rồi. Người ta quy hoạch làm biệt thự, bây giờ cứ phá bỏ, gộp, ghép rồi xây cao ốc thì bảo sao không quá tải? Hãy dừng ngay, đồng thời với việc mở rộng mạng lưới metro sớm nhất có thể".
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc siết xây cao ốc, chung cư trong nội thành, độc giả Luxury chia sẻ: "Việc này phải làm từ lâu rồi. Ngay như Bình Dương đã triển khai hơn 10 năm nay rồi, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế vì thực hiện chưa xứng tầm. Khi quy hoạch thì vẽ cho hoành tráng, từ hạ tầng giao thông, đến công viên... nhưng khi làm thì đem chung cư ra làm trước♋ vì nó mang đến lợi nhuận liền, còn công viên, đường sá thì cứ cam kết đã.
♚Chưa kể trong khu dân cư, người ta cũng tự 'cắm' chung cư mà giao thông liên vùng không quan tâm. Như vậy không kẹt xe mới lạ. Ở đây, tôi cho rằng, cần ràng buộc trách nhiệm cả chính quyền các cấp và chủ đầu tư. Khi một công trình 'cắm' vào làm thay đổi cấu trúc và nhu cầu hạ tầng, chúng ta phải đánh giá lại khả năng vào ra công trình, khu phố, phường, quận, và ngay cả thành phố, trước khi phê duyệt dự án".
>> ♐'Chung cư mọc như nấm, Hà Nội đừng mơ hết quá tải xe máy'
Trong khi đó, với quan điểm đối lập, bạn đọc Hieu Tran cho rằng chung cư, cao ốc không phải nguyên nhân dẫn tới ùn tắc giao thông: "Nếu xây chung cư, cao ốc ở ngoại ô thì tôi tin sẽ gây kẹt xe từ ngoại ô vào nội thành༺ luôn, vì công việc vẫn buộc người dân phải đi vào trung tâm thành phố. Hãy nhìn sang Singapore, ở họ toàn là cao ốc nhưng ít kẹt xe hơn nhiều so với Việt Nam, Thái lan, hay Indonesia đấy thôi.
💝Theo tôi, nhu cầu đi lại của người dân sẽ không thay đổi được. Cái cần điều chỉnh là phải xây cao ốc ở gần các nơi có nhiều công ty, doanh nghiệp, để giảm khoảng cách và thời gian đi lại của người lao động. Tuy nhiên, chủ đầu tư buộc phải xây với điều kiện là chừa đất để tăng diện tích giao thông. Như vậy, từ từ tình hình sẽ được cải thiện. Quan trọng nhất là phải có quy hoạch đúng hướng để tùy theo điều kiện kinh tế mà thực hiện dần dần".
Làm gì để giải quyết tình trạng kẹt xe của TP HCM? Độc giả Minh Chau nêu quan điểm:꧃ "Theo tôi, thay vì đổ lỗi cho chung cư, cao ốc, có mấy điểm sau cần suy nghĩ:
𓂃1. Sài Gòn và các thành phố lớn là nơi dễ làm ăn, thế nên người dân khắp nơi sẽ luôn đổ về sinh sống, việc phải xây cao ốc để đáp ứng nhu cầu nhà ở là đương nhiên.
2. Đáng lẽ xây cao ốc, chung cư sẽ giúp tiết kiệm quỹ đất, giải phóng bớt mặt bằng, khu hẻm chật chội, ổ chuột, tạo không gian để làm đường và phát triển giao thông công cộng, giúp đỡ kẹt xe🅠 mới phải. Thế nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại.
3. Giải pháp tốt nhất ở đây là phải từng bước dẹp xe máy, hạn chế xe cá nhânཧ, phát triển hệ thống xe buýt ngày một tiện dụng. Bên cạnh đó, cần phạt nặng các hộ kinh doanh khi cho đỗ xe lấn chiếm vỉa hè của người đi bộ. Người Việt nên làm quen với việc sử dụng xe công cộng nhiều hơn, quãng đường chỉ vài trăm mét cũng phóng xe máy thì vừa bỏ lỡ cơ hội vận động mà còn góp phần gây kẹt xe, ô nhiễm.
🍒4. Mức xử phạt hành vi phạm phạm luật giao thông cũng cần tăng nặng. Phạt tiền đi kèm với phạt lao động công ích. Đồng thời, nên có chương trình giáo dục luật giao thông trên truyền hình và các kênh truyền thông khác để nâng cao nhận thức và ý thức cho người dân.
Nếu làm được những việc trên, tôi tin sẽ giúp thành phố hết cảnh kẹt xe, giao thông hỗn loạn mà không phải đổ thừa cao ốc, chung cư".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.