Hôm 3/10, bài thơ được chia sẻ trong một fanpage về giáo dục gần 300.000 lượt theo d🦩õi cùng dòng chú thích: "Thơ thế nà꧋y cũng đưa vào sách giáo khoa cho học sinh là sao?". Bài đăng ghi nhận hơn 5,8 nghìn lượt phản hồi, trong đó nhiều bậc cha mẹ cho rằng tác phẩm gây khó hiểu trong cách dùng từ, gieo vần.
Tài khoản Hạnh Phạm cho biết: "Đã là thơ thì vần điệu dễ hiểu, mà sách ghi bài thơ vừa lủng củng vừa kh🐬ó hiểu". Độc giả Minh Huyền nói con mình không thể học thuộc tác phẩm vì cách gieo vần khó nhớ, như: "Cánh sẻ vụt qua song/ Hót nắng vàng ánh ỏi/ Các bé vẫn lặng chăm/ Nhìn theo cô mấp máy".
Tác phẩm thuộc tập Hương cỏ mặt trời (1978) của nhà thơ Tô Hà. Ông mô tả một lớp học của trẻ khiếm thính, trong đó âm thanh mà các em có thể "nghe" chỉ là ký hiệu từ bàn tay cô giáo: "Đôi tay cô cụp mở/ Báo tưng bừng thanh âm". Với những học sinh ấy, đó là loạ🧜t âm thanh sống động, "Là tiếng hạt nảy mầm/ Tiếng lá động trong💟 vườn/ Tiếng sớm mai mẹ gọi''. Không chỉ vậy, cô giáo còn gợi mở trước mắt học sinh một thế giới muôn vẻ, có "Tiếng cuộc đời sâu vợi/ Con tàu biển buông neo/ Ngôi sao mọc rừng chiều/ Vó ngựa ran vách đá".
Từ đó, tác giả tôn vinh, tri ân những nỗ lực của giáo viê🐲n trong việc mang tri thức tới cho trẻ khuyết tật: ''Bao nghĩ suy vất vả/ Trong mắt người lo toan/ Để từng âm có nghĩa/ Bật lên từ môi em".
Bên cạnh ý kiến chê, nhiều người cho rằng bài thơ ý nghĩa, chỉ có vài từ mới mẻ, đòi hỏi khả năng liên tưởng của học ℱsinh. "Đây là một sáng tác hay nhưng dành cho các em nhỏ thì không dễ tiếp thu, cần giáo viên phải gợi mở tốt", tài khoản Phạm Duyến nhận định. Đồng tình với độc giả, Nguyễn Thúy Quỳnh viết: "Tác giả đã rất sáng tạo khi khai thác sự đối lập giữa bên ngoài đầy âm thanh sống động của cuộc sống với thế giới im lặng tuyệt đối trong phòng học của những em nhỏ khuyết tật. Từ đó thấy được cố gắng của các em và cô giáo trên hành trình vượt qua số phận, đến với đời sống muôn màu ngoài căn phòng. Đó là hành trình đáng quý, đáng trân trọng".
Nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà cho biết đau lòng khi đọc những bình luận không tích cực về bài thơ. Theo chị, sáng tác của nhà thơ Tô Hà giàu nhạc điệu, hình ảnh sống động, dễ hiểu, cách dùng từ đắt, chọn lọc. Với từ "ánh ỏi'' mà nhiều người thắc mắc, cho rằng nên dùng ''óng ả'', cඣhị lý giải: ''Ánh ỏi là ngân vang, vút cao. Tiếng chim sao có thể 'óng ả' được''. ಌQua câu chuyện mà tác giả truyền tải, nhà văn nhận định: ''Trẻ khi được học tác phẩm này sẽ hiểu và thông cảm hơn với các em khiếm thính''.
Cô giáo Phương Huyền, công tác tại trường tiểu học Kim Đồng (Hà Nội), chỉ ra một số câu chưa vần với nhau, song bài thơ gợi nhiều xúc động. "Tôi thấy cái hay của tác phẩm là toát lên vẻ tươi tắn, ngộ nghĩnh, không🎉 có chút gì bi lụy hay đáng thương. Các em khiếm thính cũng như bao học sinh khác, hồn nhiên, đáng yêu, khát khao học tập, chỉ là tìm hiểu kiến thức theo một cách thức khác mà thôi", cô cho hay.
Khi giảng dạy, cô Phương Huyền giải thích hoàn cảnh của các em nhỏ trong bài, giúp học sinh đồng cảm, từ đó hiểu ý tứ mỗi câu thơ. Bên cạnh đó, cô giới thiệu phóng sự về giáo viên khiếm thính Hồ Thu Vân ở trường Chuyên biệt Khiếm thính Hy vọng Bình Thạnh. Hình ảnh cô trò trao đổi, kết nối với nhau bằng ngôn 🌄ngữ ký hiệu trong video khơi gợi nhiều cảm xúc cho học sinh của giáo viên Phương Huyền, nhờ đó các em cảm nhận bài thơ sâu sắc hơn.
Cô Phạm Thị Ngát, giáo viên trường tiểu học Nga Liên 2, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hó𓆉a khẳng định đây là bài thơ có tính nhân văn c🍃ao. Cô cho biết phần đông học sinh của mình đọc thuộc, trả lời đúng các câu hỏi về nội dung. ''Tôi mong nhiều người hiểu được giá trị tác phẩm, đừng vì sự khác biệt trong suy nghĩ mà làm hỏng một bài thơ quý với học sinh'', giáo viên nói.
Nhà thơ Tô Hà tên thật là Lê Duy Chiểu (1939-1991), từng là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã xuất bản một số tập thơ Hương cỏ mặt trời (1978), Thành phố có ngôi nhà của mình (1988), Sóng giữa lòng tay (1990).
Phương Linh