Noa Pothoven 17 tuổi trút hơi thở cuối cùng ngày 2/6, bởi "những nỗi đau không thể chịu𝓡 đựng" sau ba lần bị xâm hại tình dục. Một ngày sau, báo chí Mỹ và châu Âu đưa tin Pothoven được an tử hay còn gọi là "chết êm ái". Trên Twitter, Giáo hoàng Francis bày tỏ về vụ việc: "An tử và trợ tử là thất bại cho tất cả. Lẽ ra, chúng ta không bao giờ được từ bỏ những người đang đau khổ mà phải dùng chăm sóc, yêu thương để khôi phục hy vọng".
Tuy nhiên báo chí Hà Lan đưa tin cô gái không được an tử mà đã nhịn ăn đến chết. Phóng viên Naomi O’Leary của Politico Europe cho biết, đầu tháng 6, sau nhiều lần nhập viện, trಌong đó một lần do sụt câ♌n nghiêm trọng dẫn đến suy tạng, Pothoven đã yêu cầu chấm dứt mọi hình thức điều trị và bỏ ăn uống. Gia đình cùng bác sĩ của cô gái trẻ đồng ý không can thiệp thêm.
Sau chưa đầy 24 giờ đăng, bài viết của O'Leary thu hút hơn 14.000 lượt thích và 12.000 lượt chia sẻ. Một số n🧜gười cho rằng, nếu thông tin O'Leary là chính xác thì cái chết của Noa Pothoven không thể gọi là "an tử". Bộ trưởng Y tế Hà Lan Hugo de Jonge cũng tuyên bố: "Chúng tôi đã liên hệ với gia đình Pothoven. Họ cho biết không hề có chuyện an tử dù báo chí quốc tế nói như vậy". Ông de Jonge cũng yêu cầu cơ quan điều tra quốc gia xem xét vụ việc.
Phóng viên Paul Bolwerk từ báo De Gelderlander (Hà Lan), người đầu tiên viết về câu chuyện của Pothoven, cho biết cô gái trẻ từ lâu đã mong muốn được chết êm ái. Trong bài phỏng vấn với Bolwerk năm 2018, Pothoven kể rằ꧅ng, cô đã giấu bố mẹ liên hệ với với tổ chức trợ tử End of Life Levenseindekliniek ở The Hague vào nhưng bị từ chối với lý do "còn quá trẻ". Tổ chức Levenseindekliniek từ chối bình luận về vụ việc vì lý do bảo mật thông tin, song trích lời một người bạn của Pothoven rằng để chấm dứt n♔ỗi đau khổ của mình, cô gái trẻ đã ngừng ăn ngừng uống.
Trong khi đó một số bình luận 🎀khác cho rằng việc bác sĩ không can thiệp khi Pothoven bỏ ăn uống cũng là hình thức hỗ trợ cái chết.
Gia đình Pothoven hiện chưa trả lời truyền tꦛhông.
Theo Medical News Today, an tử (euthanasia) là khi bác sĩ k𝄹ết thúc mạng sống của bệnh nhân theo yêu cầu từ người bệnh hoặc gia đình họ. Trợ tử (assisted suicide) là khi bệnh nhân được cấp 🐽thuốc để tự kết thúc mạng sống.
Hà Lan thông qua luật an tử và trợ tử t♋ừ năm 2001, đúng năm Pothoven chào đời. Luật pháp nước này quy định cả an tử lẫn trợ tử chỉ được áp dụng cho người mắc bệnh nặng hoặc chịu đựng nỗi đau quá lớn được bác sĩ chứng nhận, không có triển vọng cải thiện, hoàn toàn tỉnh táo và tự nguyện. An tử do bác sĩ tiến hành bằng cách tiêm một liều thuốc gây tử vong cho bệnh nhân. Đối với trợ tử, bệnh nhân có thể tự tiến hành mà không cần sự giúp đỡ. Cả hai quá trình đều yêu cầu sự có mặt của đội ngũ y tế. Đối tượng an tử, trợ tử phải từ 12 tuổi trở lên. Trẻ từ 12 đến 16 tuổi cần sự đồng ý của bố mẹ.
Theo số liệu mới nhất vào năm 2017, 4% cái chết ở Hà La🅰n, tương đương 6.091 trường hợp, là an tử. Hơn 80% số này bị ung thư, rối loạn thần kinh, bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi không chữa được. Chỉ 1% bị rối loạn tâm thần và duy nhất một trường hợp dưới 18 tuổi.
Luật pháp Hà Lan cũng quy định nếu bệnh nhân không cho phép, đội ngũ y🐲 tế không được tự🐓 ý điều trị hay chăm sóc.
"Cái chết êm ái", quyền được chết, hiện còn gây nhiều tranh cãi trên thế giới. Chỉ một số ít quốc gia hiện công nhận quyền được chết, như Thụy Sĩ, Canada, Hà Lan, Luxembourg và một số bang của Mỹ. Rất nhiều người muốn "được chết" trong khi luật pháp nước sở tại không cho phép, đã đến các quốc gia cho phép trợ tử, nổi tiếng là tiến sĩ David Goodall người Australia chủ động kết thúc cuộc đời ở tuổi 104 hôm 10/5/2018 tại Thụy Sĩ.
Minh Nguyên (Theo The Cut)