Năm nay, ngoài mục tiêu♕ thi vào THPT Kim Liên hoặc Yên Hòa - hai trường công top đầu Hà Nội, Hương còn thi thêm lớp chuyên Văn của hai trường thuộc đại học. Hương nói, đề thi vào trường chuyên có cấu trúc khác với đề của Sở Giáo dục và Đào tạo, nên mỗi môn Văn, Toán và Tiếng Anh, em học thêm🅺 ở hai, ba giáo viên.
Trong khi đó, dù không thi trường chuyên, Phạm Mai Anh, lớp 9 ở quận Hà Đông, cũng h𝕴ọc thêm ba môn này gần như kín tuần. Nữ sinh lo lắng nếu phả𒁏i thi bốn môn trong kỳ thi vào lớp 10, nhất là khi môn thứ tư rơi vào Lý, Hóa hoặc Sinh.
Chị Thu Quỳnh, phụ huynh ở quận Hoàng Mai, cũng đang đầu tư hết sức để con trai ôn thi chuyên Sư phạm, chuyên Khoa học Tự nhiên. Mỗi tuần bốn buổi, chị đư💮a đón hoặc gọi taxi cho con sang quận Cầu Giấy học môn Lý với giáo viên hai trường này, quãng đường đi một chiều là hơn 12 km.
Con chị vẫn học thêm Toán, Văn và Tiến🍒g Anh để thi trường công, mỗi môn ở hai chỗ. Các ca học thường diễn ra vào 18-20h, 20h30-22h30, nên con chị ăn xôi hoặc bánh mỳ ngay trên xe. "Môn thứ tư vào Lý thì quá may mắn, nhưng nếu chệch khỏi Lý, con sẽ phải học thêm và𒈔 tôi không biết còn thời gian không", chị Quỳnh nói.
Cũng như chị Quỳꦕnh,🦩 nhiều người cho rằng nếu thi bốn môn vào lớp 10 công lập khiến học sinh, phụ huynh căng thẳng, trong khi Sở Giáo dục và Đào tạo chưa ra quyết định về số lượng môn thi.
Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội được đánh giá là cuộc đua khốc liệt, bởi mỗi năm, thành phố có khoảng 90.000-100.000 học sinh ứng thí, đông nhất cả nước, nhưng các trường công lập🐲 chỉ tiếp nhậ♌n khoảng 60-70%.
Năm 2019, lần đầu tiên Hà Nội tổ chức thi bốn môn bắt buộಌc, gồm Toán, Văn, tiếng Anh và môn thứ tư, chọn ngẫu nhiên từ Sử, Địa, GDCD, Lý, Hóa, Sinh.
Năm 2020,🍸 Hà Nội dự kiế💯n thi bốn, nhưng sau quyết định ba môn để giảm tải.
Năm 2021, việc thi bốn môn tiếp tục,🐽 với môn thứ tư là Sử.
꧒Năm 2022, vấn đề thi mấy môn gây tranh cãi do lứa học sinh sinh năm🧜 2007 phải học online dài vì Covid. Hà Nội bỏ môn thứ tư, sau khi nhận 94% ý kiến đồng thuận từ các trường THPT và phòng Giáo dục và Đào tạo.
Trên phạm vi cả nước, năm ngoái, hầu hết các tỉnh tổ chức thi ba môn Toán, Văn, Anh để tuyển sinh vào lớp 10, hoặc kết hợp xét tuyển. Yên Bái cho thi bốn môn; Hưng Yên, Kon Tum, Vĩnh Phúc t🐈hi Văn, Toán cùng bài tổ hꦰợp.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhiều lần cho biết việc thi bốn môn vào lớp 10 để tránh tình trạng học sinh học lệch, học tủ. Việc công bố môn thứ tư vào tháng 3 cũng hướng tới mục đích này, bởi nếu công bố sớm, Sở e các em sẽ không học các môn không thi, dẫn💟 tới không đảm bảo chất lượng dạy và học.
Song, theo ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie, dùng tuy🔯ển sinh đầu cấp để chống học lệch là cách làm "không còn phù hợp". "Việc thi môn thứ tư theo cách trên là không cần thiết, kể từ tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022-2023", ông Khang nói.
Theo ông, với chương trình giáo dục phổ thông 2006, việc thi bốn môn "còn có lý" vì học sinh phải học tất cả môn ở bậc THPT. Nhưng với chương trình mới, các em được chọn bốn trong chín môn Lý, Hóa, Sinh, Địa, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc. "Thi vào lớp 10 chỉ nên chọn những môn mà h🎶ọc sinh bắt buộc học ở bậc THPT", ông Khang nói.
Nhiều địa 🗹phương, trong đó có TP HCM, chỉ tổ chức thi ba môn vào lớp♒ 10 cho thấy lo ngại học lệch, học tủ không phải là phổ biến.
Dù vậy, không phải tất cả người dạy và học đều muốn bỏ môn thứ tư.
Minh Châu, lớp 9A9, trường THCS Sài Đồng, quận Long Biên, cho rằng môn thứ tư có thể giúp em gỡ điểm. Châu dự tính làm☂ được 8-9 điểm Toán và Tiếng Anh, nhưng đuối môn Văn. Nữ sinh đang cân nhắc đặt nguyện vọng 1 vào THPT Nguyễn Gia Thiều. Năm ngoái, để thi đỗ trường này, thí 🔯sinh cần đạt 8,35 điểm trung bình mỗi môn. "Sức học của em đang chấp chới, Văn lại là môn không dễ đạt từ 8 điểm trở lên. Vì thế nếu thêm môn thứ tư, em sẽ có cơ hội gỡ điểm", Châu nói và cho biết mong thi Sử hoặc Địa.
Trần Nhật Vy, lớp 9A4, trường THCS Bùi Quang Mại, huyện Đông Anh, cũng tương tự. Lực học Toán, Văn, Tiếng Anh của Vy hiện khoảng 6-7 điểm mỗi môn. Để trúng tuyển THPT Bắc Thăng Long, trường lấy điểm chuẩn trung bình môn là 6,75 vào năm ngoái, Vyꦜ cho rằng nếu thi môn thứ tư, cơ hội trúng tuyển của em cao hơn. "Nếu môn thứ tư vào Lý hoặc Hóa, e💎m cũng hơi lo. Sinh, Giáo dục công dân, Lịch sử và Địa lý thì em học tốt hơn, các môn đều trên 8 phẩy", Vy nói.
Theo TS Vũ Thu Hương, chuyên gia giáo dục độc lập, không phải tất cả học sinh đều học Toán, Văn và Ngoại ngữ ở mức khá - giỏi. Các em sẽ có khả năng ở một ho𒊎ặc một vài môn khác, nhiều môn thi thì cơ hội đạt điểm tốt nhiều hơn.
Hiệu trưởng một trường THCS ở qu🦩ận Hoàn Kiếm cho biết thực tế trong hai năm mà môn thứ tư là Lịch sử, học sinh ở trường đạt nhiều điểm cao. "Thi bốn môn không phải hoàn toàn bất lợi. Không ít trường hợp, môn 🎃thứ tư giúp các em gỡ điểm", hiệu trưởng cho biết.
Một thầy giáo khác tại Hà Nội nhận định áp lực không đến từ số môn thi, mà ở kỳ vọng của các gia đình. Thầy giáo này cho ♒rằng hiện nay có phong trào thi trường chuyên, nên phụ huynh thường cho con học thêm kín tuần để tham dự hàng loạt kỳ thi cùng lúc. Vì vậy, dù có môn thứ tư hay không, cường độ học của các em cũng 🍌không giảm, thời gian nghỉ ngơi cũng không nhiều hơn.
Ngày 10/2, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Quang Tuấn cho biết trong tuần này💦 sẽ trình UBN꧅D thành phố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp, trong đó có phương án thi lớp 10.
Các học sinh đều mong sớm biết kế h🅠oạch thi. Mai Anh cho rằ🥂ng trong trường hợp thi bốn môn, Sở nên công bố vào cuối tháng 2. "Em sợ nếu muộn hơn sẽ không ôn kịp những môn không phải thế mạnh", nữ sinh nói.
Nhật Vy cũng tương tự. Nữ sinh cho biết có ý thức học đều, nhưng duy trì thành tích ở mọi môn không dễ. "Nếu được biết rõ kế hoạch trước kỳ thi khoảng ba tháng, em nghĩ quá trình ôn luyện s𒐪ẽ hiệu quả hơn"⛦, Vy nói.
Thanh Hằng - Bình Minh