"Bạn chỉ nên thử làm điều khác thường và mới lạ khi bạn có một kế ho𒉰ạch, một chiến lược và một đội ngũ sẵn sàng hỗ trợ, khi bạn biết 5 bước tiếp theo mình phải đi là gì", Wendy Sherman, điều phối viên về chính sách với Triều Tiên dưới thời tổng thống Mỹ Bill Clinton, nói. Nhưng với Tổng thống Mỹ Donald Trump, dường như ông không biết bước tiếp theo là gì khi đặt chân sang lãnh thổ Triều Tiên, bắt tay Chủ tịch Kim Jong-un trong cuộc gặp bất ngờ chiều 30/6.
Cuộc gặp này được các chuyên gia coi là sự phá vỡ mọi quy chuẩn ngoại giao, khi nó được hình thành từ một bài đăng trên Twitter của Trump, sự💛 bối rối của phía Triều Tiên và cuộc gặp vội vã trong đêm 29/6 của các quan chức hai nước tại Khu vực An ninh Chung ở biên giới Hàn Triều. Mọi người, kể cả các cố vấn thân cận nhất của Trump, dường như không biết chính xác điều gì sẽ diễn ra, khi mọi giáo trình ngoại giao đều bị xé bỏ trong cuộc gặp chưa từng có trong lịch sử.
Dù vậy, Trump và Kim vẫn tới Khu phi quân sự (DMZ) giữa biên giới Hàn - Triều, bắt tay nhau và Trump trở thành Tổng thống Mỹ tại vị đầu tiên đặt chân lên đất Triều Tiên. Tổng thống Mỹ bày tỏ tự hào và cho rằng việc bước qua đường phân định ranh giới tại DMZ là "vinh dự lớn lao", là🃏 "một ngày trọng đại với thế giới".
Các bình luận viên của National cho rằng chính sách "ngoại giao Twitter" của Trump mang lại những giá trị nhất định, dù nó không theo bất😼 cứ chuẩn mực nào. Cái bắt tay giữa ông và lãnh đạo Triều Tiên tại DMZ sẽ trở thành hình ảnh mang tính biểu tượng rất cao, một "bông hoa hy vọng cho bán đảo Triều Tiên", như cách nói của Tổng thố♋ng Hàn Quốc Moon Jae-in.
Tuy nhiên, câu hỏi liệu hành động mang ý nghĩa biểu tượng của Trump bước chân vào lãnh thổ Triều Tiên là dấu hiệu hứa hẹn cho một tương lai tươi sáng trong quan hệ song phương hay đơn thuần chỉ nhằm mục đích đánh bóng hình ảnh vẫn là đề tài gây tranh♚ cãi trong giới chuyên gia quốc tế.
"Tất cả chỉ 🍌nhằm xây dựng hình ảnh", Sherman nhận xét. Theo bà, điều cần quan tâm hơn cả là điều gì đã diễn ra trong 50 phút lãnh đạo Mỹ - Triều họp kín. "Một cuộc đàm phán đã bắt đầu ư?", bà đặt câu hỏi. "Liệu Tổng thống Trump có nhượng bộ gì trong 50 phút đó không? Còn gì ta chưa biết nữa?"
Sue Mi Terry, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết bà đặc biệt lưu tâm tới một chi tiết tại cuộc gặp, đó là việc Trump gợi ý các biện pháp trừng phạt kinh tế 🐻Mỹ áp đặt lên Triều Tiên có thể được gỡ bỏ trong quá trình đàm phán thay vì khi có một thỏa thuận phi hạt nhân hóa. Điều này cho thấy chính quyền Trump dường như đang muốn rời xa chiến lược "gây áp lực tối đa" lên Triều Tiên mà lâu nay họ theo đuổi.
Trả lời báo chí sau cuộc gặp, Trump khẳng định chính quyền của ông "không muốn tốc độ mà muốn làm đúng" trong đàm phán hạt nhân với Triều Tiên. Tổng thống Mỹ cho hay các biện pháp trừng phạt kinh tế vẫn được duy trì, song lưu ý "mọi chuyện đều có thể xảy ra trong quá trình đàm phán﷽", ngụ ý chính quyền Mỹ sẵn sàng giảm nhẹ áp lực đối với Bình Nhưỡng.
Một số chuyên gia khác lại đánh giá Trump đã sai khi tin rằng c🌜uộc gặp trực tiếp chớp nhoáng với Kim sẽ giúp ông cho ra đời một thỏa thuận kiểm soát vũ khí, điều mà sau hàng thập kỷ đàm phán, Mỹ vẫn chưa thể đạt được.
"Cuộc gặp chỉ mang tính 'lịch sử' nếu nó giúp dẫn tới những cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa, một thỏa thuận có thể kiểm chứng và một hiệp ước hòa bình", Victor Cha, giáo sư tại Đại học Georgetown, cố vấn cấp cao tại Ủy ban Quốc gia về Triều Tiên của Mỹ, bình luận. "Nếu♐ không, tất cả chỉ là những bức ảnh đẹp và mang tính chất tô điểm".
Theo ông, việc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân là viễn cảnh không tưởng. "Triều Tiên suốt 25, 30 năm qua đã cho thấy rằng họ không sẵn sàng phá hủy toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của mình", Cha nói. "Họ sẵn sàng đó🍬ng băng một phần năng lực nhưng họ 🎉không sẵn sàng từ bỏ toàn bộ vũ khí bởi chúng là thứ duy nhất giúp họ an toàn trong thế giới hiện nay".
Cha nhắc lại lần ông tham gia ký kết thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên hồi năm 2005. Lúc bấy giờ, Bình Nhưỡng ban đầu đồng ý đóng băng chương trình vũ khí nhưng kế hoạch thất bại khi các quan chức Mỹ cố tìm cách xác minh năng lực hạt nhân của Triề𝓡u Tiê🐼n.
"Chúng ta không thể tiến hành phi hạt n꧅hân hóa hoàn toàn nếu họ chưa thừa nhận một số thứ nhất định", Cha nhấn mạnh. "Cho tới lúc đó, kể cả có đạt được một thỏa thuận thì nó cũng không đáng tin cậy".
Những tiếng nói chỉ trích Trump cho rằng với bản tính của một người từng là ngôi sao truyền hình, ông chủ Nhà Trắng luôn ưu tiên các cuộc gặp cấp cao với những lãnh đạo thế giới nhưng theo họ, với Triều Tiên, ch🦹iến lược này không thực sự mang lại gì nhiều ngoài những cái bắt tay và nụ cười rộng trước ống kính🎃 máy ảnh.
Ben Rhodes, cựu cố vấn của tổng thố🍒ng Mỹ Barack Obama, cho rằng những "tấm ảnh chụp chung không thể giúp xóa bỏ vũ khí hạt nhân, chỉ những thỏa thuận hình thành sau các cuộc thảo luận chi tiết mới làm được điều này".
Sherman cho biết bà ủng hộ các cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ và lãnh đạo Triều Tiên, coi đây là một phương pháp truyền thống có thể đem lại kết quả tố🎃t đẹp. Tuy nhiên, theo bà, hai bên hiện vẫn thiếu một số nền tảng quan trọng.
Tại Washington, hiện cũng tồn tại nhiều ý kiến trái chiều trước câu hỏi liệu cuộc gặp Trump - Kim lần ba có được coi🔥 là "mangౠ ý nghĩa lịch sử" không.
Lãnh đạo phe th💝iểu số hạ viện Mỹ Keven McCarthy ca ngợi Trump đã "làm nên lịch sử" khi bước chân sang lãnh thổ Triều Tiên, đồng thời thêm rằng ngay cả những người không thích Tổng thống Mỹ cũng phải "ghi nhận nỗ lực của ông trong việc tái định hình bối cảnh và đưa Triều Tiên trở lại bàn đàm phán".
Trong khi đó, một số ứng viên tổ✱ng thống Mỹ đảng Dân chủ, như cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden hay thượng nghị sĩ bang Massachusetts Elizabeth Warren lại lên án cuộc gặp.
Chiến ꧟dịch tranh cử của Biden cáo buộc Tổng thống Trump "đánh đổi an ninh🌌 quốc gia Mỹ" để "nuông chiều" Triều Tiên. Trong một bài đăng trên Twitter, Warren cho rằng Trump "không nên phung phí ảnh hưởng của Mỹ vào những bức ảnh chụp chung và các bức thư nồng ấm" với Triều Tiên. Thay vào đó, ông chủ Nhà Trắng nên đối phó với Triều Tiên thông qua con đường "ngoại giao chuẩn mực".
Vũ Hoàng (Theo NPR)