Hội đồng cố vấn Covid-19 của chính phủ Israel ngày 21/12 khuyến nghị triển khai tiêm mũi tăng cường thứ tư, sau khi kết luận lợi ích tiềm tàng lớn hơn rủi ro. Dù chưa có bằng chứng vững chắc, nhóm cố vấn chỉ ra những dấu hiệu khả năng miễn dịch suy giảm sau vài tháng tiêm mũi thứ ba và nói rằng chậm trễ tiêm liều thứ tư có thể khiến Israel không thể bảo vệ nhóm có nguy cơ cao nhất.
Thủ tướng Naftali Benneﷺtt ủng hộ chiến dịch tiêm liều tăng cường thứ tư, trong khi Bộ trưởng Y tế Nitzan Horowitz cho rằng có thể bắt đầu tiêm từ ngày 26/12.
Israel, quốc gia hơn 9 triệu dân với hệ thống y tế công chất lượng, là nướcಞ đi đầu thế giới về triển khai tiêm vaccine và sau đó là tiêm tăng cường mũi 3. Tốc độ triển khai tiêm c🌄hủng nhanh khiến Israel sớm phải đánh giá hiệu quả và tốc độ suy giảm khả năng miễn dịch.
"Cái giá phải trả sẽ cao hơn nếu chúng tôi không tiêm chủng", tiến sĩ Boaz Lev, người đứng đầu n✱hóm cố vấn, nói trong cuộc họp báo cuối ngày 22/12. Mô tả tốc độ lây lan của Omicron như "sóng thần hoặc lốc xoáy", Lev cho rằng "chúng tôi không có nhiều thời gian để đưa ra quyết định".
Khi Omicron đang lây lan với tốc độ đáng báo động khắp thế giới, nhiều chính phủ đang chạy đua tìm cách ngăn mối đe dọa từ biến chủng này bằng các biện pháp hạn chế nghiêm ng𓆏ặt, làm trầm trọng thêm hậu quả kinh tế sau hai năm Covid-19 hoành hành.
Một báo cáo mới của Anh cho thấy mũi tiêm tăng cường có thể kém hiệu quả với Omicron hơn so với các biến thể trước và mức độ bảo vệ của nó cũng giảm nhanh trong vòng 10 tuần. Các nhà sản xu🦹ất vaccine đang cố gắng nâng cấp các loại vaccine hiện tại để nhắm vào Omicron.
Trong cuộc thảo luận của nhóm cố🉐 vấn Israel ngày 21/12, các chuyên gia chỉ ra khả năng miễn dịch suy giảm ở những người trên 60 tuổi đã tiêm mũi thứ ba. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ nhiễm Delta ở nhóm này tăng gấp đôi sau 4-5 tháng tiêm mũi thứ ba. Tuy nhiên, không có dấu hiệu rõ ràng về mức độ giảm hiệu quả của vaccine trong ngăn ngừa nguy cơ bệnh diễn tiến nặng.
Israel đã x🌺ác nhận vài trăm ca nhiễm Omicron, nhưng các quan ♏chức nói rằng biến thể mới đã xuất hiện nhiều hơn ở nước này và có thể vượt Delta trở thành chủng trội trong vòng 2-3 tuần.
Do lo ngại về một đợt bùng phát Omicron lớn trong mùa đông, khi các bệnh viện tràn ngập bệnh nhân bị cúm hoặc các bệnh hô hấp khác, ban cố vấn Israel đề xuất tiêm liều thứ tư cho 𒁃người trên 60 tuổi, sau khi tiêm mũi thứ ba ít nhất 4 tháng.
Ban cố vấn không đề xuất tiêm mũi thứ tư rộng rãi vào giai đoạn này, nhưng khuyến nghị nên rút nꦐgắn khoảng cách giữa liều thứ hai và thứ ba xuống 3 tháng, t♏hay vì 5 tháng.
Dù có những nghiên cứu sơ bộ cho thấy Omicron có thể gây bệnh nhẹ hơn các biến chủng trước, các qua𒆙n chức Israel cho rằng đợi đến khi có thông tin rõ ràng hơn có thể là đã quá muộn để bảo vệ nhóm dễ tổn thương nhất.
"Chúng tô💧i có thể ngồi đây, chờ đợi những nghiên cứu từ nước ngoài, nhưng cảm tඣhấy mình không được phép làm vậy", tiến sĩ Tal Brosh, một thành viên ban cố vấn, nói.
Israel bắt đầu chương trình tiêm chủng với vaccine Pfizer vào tháng 12 năm ngoái và đạt tỷ lệ lớn dân số tiêm chủng trước khi nhiều quốc gia giàu khác bắt đầu cuộc đua. Tới mùa xuân năm nay, Israel đã trở t🐟hành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm chủng cho hầu hết dân số. Thủ tướng Bennett tự hào với quyết định tiêm mũi thứ ba cho người dân ngay từ cuối tháng 7, cho rằng nó đã ngăn chặn thành công làn sóng Delta và giúp nền kinh tế, trường học mở cửa.
Sự xuất hiện của Omicron𝓰 đe dọa đảo ngược những thành tựu đó𝄹, buộc Israel siết hạn chế, nhanh chóng thắt chặt kiểm soát biên giới và cấm hầu hết công dân nước ngoài nhập cảnh.
"Công dân Israel là những người đầu tiên trên thế gi♋ới được tiêm mũi thứ ba và giờ chúng tôi tiếp tục dẫn 𒁃đầu với mũi thứ 4", Thủ tướng Bennett nói.
Tuy nhiên, một�� số chuyên gia y tế khôn๊g nhất trí với đề xuất này, đề nghị chính phủ nên "hãm phanh" để chờ thêm dữ liệu trước khi quyết định tiêm liều thứ tư cho người dân.
Giáo sư Hagai Levine, nhà dịch tễ học và chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ Y tế Công cộng Israel, cho biết quốc gia này chưa chứng kiến ca nhiễm tăng mạnh, khi số ca tﷺrung bình hàng ngày hiện khoảng 1.200, giảm từ mức 11.000 trong giai đoạn đỉnh điểm làn sóng Delta hồi tháng 8. Ông cũng cho biết chưa có bằng chứng nào cho thấy phải tiêm mũi thứ tư để ngăn nguy cơ bệnh nặng do chủng Omicron.
"Tôi tôn trọng ý kiến của những người cho rằ🉐ng thà lựa chọn cách an toàn hơn là hối tiếc và không có vấn đề gì nếu chuẩn bị trước mọi thứ. Nhưng trước khi triển khai mũi thứ tư, t🌼ốt hơn nên chờ thêm dữ liệu khoa học", ông nói.
Giáo sư Dror Mevorach, người đứng đầu khu điều trị Covid-19 tại Trung tâm Y tế Hadassa♐h ở Jerusalem, cũng có cùng quan điểm.
"Chúng ta đi đầu về tiêm liều thứ ba không có nghĩa chúng ta phải vội vàng tiêm liều thứ tư mà chưa có cơ sở khoa học🅰", ông nói, thêm rằng kháng thể giảm theo thời gian là điều bình thường và tăng cường lượng kháng thể có thể chỉ mang lại lợi ích hạn chế.
Một số nhà khoa học thậm chí cảnh báo tiêm quá nhiều mũi tăng cường có thể khiến hệ miễn dịch bị mệt mỏi, ảnh hưởng tới khả năng chống lại virus. Ngoài ra, họ thêm rằng chính phủ Israel vẫn chưa tไận dụng tối đa các lựa chọn khác, như thúc đẩy tiêm chủng cho người chưa tiêm hoặc tăng tỷ lệ tiêm mũi ba cho người đã đủ điều kiện.
Ban cố vấn của chính phủ cho biết khuyến nghị tiêm mũi 4 xuất phát từ đᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚánh giá về mối đe dọa của Omicron cùng gánh nặng mà hệ thống y tế có thể phải đối mặt trong mùa đông.
Lúc đầu, nhiều người Israel tin rằng nỗ lực dẫn đầu về tiêm chủng của đất nước sẽ là tấm vé giúp họ trở lại cౠuộc sống bình thường. Nhưng kế hoạch tiêm liều thứ tư trong một năm khiến n෴hiều người ngần ngại.
"Giống nhiều người, tôi cảm thấy rất phân vân. Tôi không muốn doanh nghiệp của mình🐭 phải đóng cửa chút nào, nhưng tôi có cảm giác họ chưa có đủ dữ🦄 liệu về liều thứ tư", Chely Edery, 59 tuổi, chủ một cửa hàng quà tặng ở Jerusalem, cho hay.
Benny Muchawsky, một kiến trúc sư 80 tuổi, cũng tỏ ra lo ngại với viễn cảnh phải tiêm thêm một li🤡ều tăng cường nữa sau liều vaccine thứ ba. "Israel giờ đây chả khác gì phòng thí nghiệm cho vaccine Covid-19", ông nói.
Thanh Tâm (Theo NY Times)