Sự việ🧸c cô giáo ở Vĩnh Phúc cắt tóc nữ sinh lớp 10 ngay trước lớp vì em này nhuộm tóc hôm 22/3 gây nhiều tranh cãi. Giáo viên cho biết cô đã nhiều lần nhắc nhở học si𒁃nh trong lớp nhuộm lại tóc, duy nhất nữ sinh này chưa thực hiện. Nội quy của trường không cho phép để tóc nhuộm.
Mai Hương, lớp 10A4, trường THPT Cao Bá Quát, Hà Nội, cho biết trường em cũng cấm học sinh nhuộm tóc, sơn móng chân, tay và tr♚ang điểm. Giáo viên thường kiểm tra đột xuất, nếu phát hiện, học ꦰsinh sẽ bị trừ điểm thi đua.
Tại THPT Ten Lơ Man (Ernst Thälmann), quận 1, TP HCM, Huỳnh Tấn Tài nói trường em "khá gắt" khi không chỉ𝄹 cấm nhuộm mà còn yêu cầu nam sinh cắt tóc gọn gàng, tóc mái không được chạm chân mày, tóc gáy không chạm cổ áo và tóc mai phải ngắn hơn tai. Trường cũng cấm học sinh trang điểm.
Dù Bộ Giáo dục và Đào tạo không có quy định cụ thể, hầu hết trường học yêu cầu học sinh để đầu tóc gọn gàng, không nhuộm màu, không tô son phấn trừ khi có biểu diễn văn nghệ; cấm sơn móng tay, móജng chân. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh, học sinh cho rằng quy định này l🍎à cứng nhắc.
Trong hơn 12.200 người trả lời khảo sát của VnExpress hôm qua, 55% cho rằng học sin🌜h THPT nhuộm tóc là bình thường, nhà trường không cần cấm; 45% nhận định ngược 🥃lại.
Có con gái đang học lớp 9, chị Phương Loan, 47 tuổi, sống tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, nhìn nhận việc học sinhꦍ nhuộm tóc thuộc về sở 💖thích cá nhân, trường học có thể để các em quyết định màu sắc mình thích.
Chị Lan Anh, 43 tuổi, quận Long Biên, cho biết con trai lớp 11 từng bị thầy hiệu trưởng bắt gặp với mái tóc nhuộm, tai đeo khuyên, mặc quần bò rách và báo về gia đình. Con trai chị bức xúc và cảm thấy ngột ⛎ngạt khi trường có quá nhiều nội quy. Người mẹ cho rằng trường "cũng nên bỏ bớt" quy định, chẳng hạn cho học sinh thoải mái trang phục khi học phụ đạo.
Dù đồng tình với quy định cấm nhuộm tóc, trang điểm, Tấn Tài cho rằng nhà trường nên "châm chước" cho những màu tóc không nổi bật, gần như màu đen. Mai Hương cũng nghĩ chỉ nên cấm nhuộ🧸m, làm móng với những gam màu quá sáng.
Cách làm này từng được áp dụng tại trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, tỉnh 🐽Cà Mau hồi đầu năm học này. Trong nội quy, trường cho học sinh nhuộm tóc với màu không quá khác 🧸biệt hay nổi bật, được sơn móng tay, chân, son môi nhưng không lòe loẹt.
Hiệu trưởng Lâm Hồng Sen cho rằng nếu các điều cấm mà không thực hiện được thì nên 🦄khuyến khích tinh thần tự giác của các em, tạo ra sự hài hòa.
Ông Huỳnh Thanh Phú, hiệu trưởng THPT Nguyễn Du, TP HCM, cho biết nội quy trường học, trong đó có cấm học sinh nhuộm tóc, là cần thiết, góp phần giáo dục nhân cách học sinh.
༒"Mỗi em một màu tóc tạo ra tình trạng bát nháo, lổn nhổn, không còn là môi trường giáo dục", ông Phú nói.
Trường Nguyễn Du cấm học sinh nhuộm tóc, đem vật dụng đắt tiền, nữ sinh không được đi giày cao gót. Theo ông Phú, việc này nhằm bảo vệ và giáo dục học sinh, giúp các em được sống và phဣát triển trong một môi trường lành mạnh, đúng lứa tuổi. Nếu học sinh mải mê với việc làm đẹp, các em có thể xao nhãng chuyện học. Chưa kể, không phải học sinh nào cũng có điều kiện, việc có bạn nhuộm tóc, em khác lại không sẽ gây ra tâm lý tự ti.
Việc cấm mang tài sản giá trị để tránh học sinh bị mất mát, nảy sinh tâm lý nghi ngờ nhau. Nữ sinh không mang giày, dép cao gót cũng để tránh vấp ngã, thuận tiện kh♔i tham gia các hoạt động tập thể.
Ông Phú cho rằng đã là nội quy thì không nên "lưng lửng", n🦩hư được nhuộm tóc với các màu không nổi bật. "Giáo dục phải có nền tảng và môi trường giáo dục cần nghiêm túc. Cho nhuộm màu không sáng thì cho thế nào, mức độ ra sao, có phù hợp đౠể đi học không?", ông Phú nói.
Nhà giáo Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục, trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà 🅷N🅷ội, cũng đồng tình với quan điểm này.
"Các em được trang điểm, làm tóc khi đi chơi, biểu diễn, nhưng đi học thì phải chấp hành quy định. Đó là yêu cầu giáo dục", ông Lâm nói, cho biết🏅 đúng là Bộ Giáo dục và Đào tạo không cấm học sinh nhuộm tóc, đánh son, sơn móng; nhưng yêu cầu học sinh thực hiện nội quy trường.
Trước ý kiến cho rằng học sinh ngày nay có cái tôi lớn, tiếp xúc với văn hóa thế giới từ sớm, vì thế nội quy cứng nhắc không còn phù hợp, các nhà giáo cho rằng vấn đề nằm ở cách xử lý khi học sinh vi phạm.
Theo hiệu trưởng Tùng Lâm, học sinh trung học đang ở tuổi dậy thì, muốn khẳng định mình nên phải thường xuyên được nhắc nhở và uốn nắn. Ông Lâm cho rằng có thể trước kia, thầy nói, trò không dám cãi. Còn nay, thế hệ trẻ dám thể hiện cá tính, dám đối thoại với giáo viên, nên cách giáo dục cũng cần khác đi. Giáo viên cần tôn trọng sự khác biệt của ♋học sinh🐎, không thể ép các em làm theo ý mình ngay lập tức. Thay vào đó, thầy cô cần kiên nhẫn hơn, gần gũi, làm bạn với học trò.
"Đó là cái cần nới, không phải nội quy", ông L𒊎âm 💮nói.
Ông Huỳnh Thanh Phú cũng cho rằng khi học sinh mắౠc lỗi, nhiệm vụ của thầy cô là tì🦋m biện pháp giáo dục, không phải trừng trị các em. Tùy lỗi, giáo viên có thể làm việc trực tiếp với học sinh, báo nhà trường hoặc liên lạc với gia đình.
"Các hành🐬 vi xúc phạm thân thể, nhân phẩm học sinh bị cấm tuyệt đối. Điều này đã được pháp luật quy định", theo ông Phú.
Bà Nguyễn Bội Quỳnh, hiệu trưởng tr🍬ường THPT Việt Đức, Hà Nội, nhìn ♕nhận để học sinh "tâm phục khẩu phục" trước các biện pháp xử lý, các trường cần tạo sự đồng thuận của các em ngay từ bước ra nội quy.
Tại trường Việt Đức, trước khi vào năm học, họ𒈔c sinh sẽ được hỏi về những điều mà các em cho rằng chưa phù hợp. Tùy theo nguyện vọng của học sinh và qua trao đổi với giáo viên, phụ huynh, nội quy của trường Việt Đức có thể điều chỉnh qua từng năm.
Ngoài ra, bà Quỳnh cho rằng muốn 💜áp dụng nội quy trơn tru, học sinh phải được giáo dục nhận thức trước, để các em biết, hiểu và thực h🐲iện một cách vui vẻ.
Chị Phương Loan nói không 𒐪thấy vấn đề gì với việc học sinh nhuộm tóc, nhưng khi trường đã ra quy định thì cần chấp hành. Theo chị, điều phụ huynh cần làm là phân tích và khuyên con cái, không vì sở thích cá nhân mà chống đối nội💝 quy của nhà trường.
Tấn Tài muốn nhuộm phần tóc dưới✅ gáy màu vàng, còn Mai Hương thích sơn móng tay. Dù vậy, cả hai em nhìn nhận lúc này "chưa phải lúc".
"Nới lỏng quy định thì trường sẽ khó quản lý, nhiều bạn có thể hư. Trường có lý do để cấm nhiềuᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ như vậy, em nghĩ nên chấp hành", Hương nói.
Thanh Hằng