Khi nhiều quốc gia trên thế 🐼giới bắt đầu nới lỏng các hạn chế ngăn ngừa Covid-19 và một số khu vực đang chứng kiến số ca nhiễm nCoV mới tăng trở lại, ngày càng nhiều người lo ngại nguy cơ đại dịch đang bước vào đợt sóng lây nhiễm thứ hai.
Tại Mỹ, nơi số ca nhiễm mới duy trì ở mức khoảng 20.000 trường hợp mỗi ngày trong vài tuần gần đây, số ca lây nhiễm đang tăng vọt. Ngày 30/6, Mỹ ghi nhận gần 43.000 ca nhi👍ễm mới.
Hôm 25/6, giám đốc phụ trách châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Hans Kluge cho biết 30 quốc gia và vùng lãnh th🍸ổ tại khu vực đã báo cáo xu hướng ca nhiễm tăng trở lại trong hai tuần qua khi họ꧅ nới lỏng cách biệt cộng đồng. Đặc biệt, 11 nước chứng kiến mức tăng "đáng chú ý".
Tuy nhiên, chưa rõ điều này có đồng nghĩa với việc họ đang trải qua đợt sóng lây nhiễm thứ hai hay không do tính mơ hồ củ🍬a thuật ngữ trên, chuyên gia đánh giá.
Nhiều người tỏ ra thận trọng khi mô tả sự gia tăng trở lại số ca nhiễm ở những khu vực hay quốc gia từng có số ca nhiễm giảm mạnh l🍌à "đợt sóng thứ hai", bởi việc gia tăng các ca nhiễm virus khi các biện pháp giãn cách cộng đồng được nới lỏng không nhất thiết có nghĩa là dịch bệnh đang bước vào một chu kỳ mới, đặc biệt nếu quốc gia hay khu vực đó vẫn còn số ca nhiễm đáng kể.
Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, trong một cuộc phỏng vấn ngày 18/6 với tờ Washington Post cho hay Mỹ hiện vẫn ở đợt sóng lây nhiễm đầu t🌼iên, 🔴dù tỷ lệ lây nhiễm tăng giảm ở những giai đoạn khác nhau, tại những khu vực khác nhau của đất nước.
Theo John Mathews, giáo sư danh dự Trường Dân số và Y tế Toàn cầ🦄u thuộc Đại học Melbourne, Australia, đặc điểm nhận biết sóng lây nhiễm thứ hai là sự sụt giảm mạnh số ca nhiễm nhưng rồi sau đó bất ngờ tăng nhanh trở lại.
"Nhưng chưa có ai thực sự xác định rõ ràng mức độ cần đạt để đ💟ược gọi là một đợt sóng lây nh༒iễm thứ hai về thời gian, không gian và số ca", ông nhận định và thêm rằng "sóng lây nhiễm thứ hai" là một khái niệm mơ hồ và không nên sử dụng nó "tràn lan".
Khái niệm sóng lây nhiễm thứ hai đ💖ược sử dụng nhiều ở các đại dịch cúm trong quá khứ. Đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918, khiến 500 triệu người nhiễm và 50 triệu người chết trên toàn cầu, nổi tiếng vì đợt sóng lây nhiễm th🅘ứ hai nổ ra vào mùa thu chết chóc gấp nhiều lần sóng đầu tiên vài tháng trước đó. Thậm chí đợt sóng thứ ba năm 1919 còn bùng lên ở một số nước.
Mathews cho biết các đợt sóng lây nhiễm thứ hai của bệnh cúm có thể được thúc đẩy bởi những biến đổi ở virus hay thay đổi trong hành vi con người. Với đại dịch cúm năm 1918, sự thay đổi đặc tính virus là nguyên nhân chính làm bùng đợt sóng thứ hai. Khả n꧟ăng miễn dịch đã phát triển trong một bộ phận lớn dân số, khiến virus phải tiến hóa để "né tránh hệ thống miễn dịch" của🌠 cơ thể người và tiếp tục lây nhiễm.
"Chúng tôi không ngh🧜ĩ điều ꧅này sẽ sớm xảy ra với nCoV", ông nói, bởi mức độ miễn dịch trong cộng đồng hiện vẫn còn tương đối thấp.
Thay vào đó, do phần lớn dân 🐎số vẫn mẫn cảm với Covid-19 nên yếu tố chính quyết định dịch bệnh sẽ diễn biến như thế nào tiếp theo phụ thuộc vào hành vi của người dân và phản ứng từ chính phủ các nước.
Hannah Clapham, nhà dịch tễ học kiêm phó giáo sư tại Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, đồng tính với quan điểm rằng yếu t𒆙ố quan trọng🐎 nhất tác động tới diễn biến dịch bệnh hiện nay là các biện pháp y tế nhằm đối phó với những trường hợp lây nhiễm mới.
Một số chuyên gia cho rằng lịch sử đại dịch cúm 1918 nhiều khả năng sẽ lặp lại. "Gần như chắc chắn đợt sóng đại dịch thứ hai sẽ đến bởi chúng ta có lẽ không thể phát triển được vaccine trước thời điểm 💖đó", Gabriel Leung, hiệu trưởng trường dược Đại học Hong Kong, cho biết trong một hội thảo trực tuyến dành cho các nhà báo hồi đầu tháng. "Sau khoảng giữa hoặc cuối mùa thu sẽ là giai đoạn nguy hiểm".
Vũ Hoàng (Theo SCMP)