Đảng đối lập Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi vừa chính thức giành thắng lợi✱ trong cuộc bầu cử Myanmar, cho phép đảng này thiết lập chính phủ và bầu ra người lãnh đạo đất nước.
Mặc dù bị cấm làm tổng thống do có con trai và chồng là người nước ngoài, theo một điều khoản trong hiến pháp, bà Aung San Suu Kyi ♛khẳng định sẽ lãnh đạo Myanmar. Bà tuyên bố bà sẽ "đứng trên cả tổng thống".
Theo AP, một số nhà quan sát sửng sốt trước tuyên bố này vì cho rằng bà sẵn lòng đặt mì🐎nh ở trên không chỉ là tổng thống mà còn pháp luật. Những người khác nói rằng bà🍌 chỉ đáp ứng theo mong muốn của nhân dân và tìm cách "né" một điều khoản hiến pháp nhằm kiềm chế quyền lực của mình.
Hai ngày sau cuộc bầu cử, khi kết quả sơ bộ cho thấy NLD sẽ giành chiến thắng, Suu Kyi đã trả lời về tuyên bố "đứng trên tổng thống" trong một cuộc phỏng vấn với BBC.
"Tôi sẽ ra mọi quyết định, đơn giản là vậy", bà tuyên bố và nói thêm rằng điều khoản trong hiến pháp "sẽ không ng𝕴ăn cản tôi ra toàn bộ quyết định với tư cách là lãnh đạo của đảng chiến thắng".
Trong cuộc phỏng vấn cùng ngày với Channel NewsAsia, bà thậm chí còn đưa ra tuyên bố mạnh mẽ hơn, nói r🤪ằng tổng thống mà đảng của bà chọn sẽ "phải hoàn to😼àn hiểu rõ rằng ông ấy sẽ không có thẩm quyền, và rằng ông ấy sẽ phải hành động theo ý kiến của đảng".
Khi được hỏ🔴i liệu việc đó có thể khiến chính quyền vận hàn💦h kém "êm ả" hay không, bà nói "làm sao mà việc đó có thể ảnh hưởng đến cách làm việc của chính quyền được?"
"Bởi vì sẽ có một chính phủ, và nó sẽ vận hành một cách đúng đắn, tổng thống ♕sẽ được thông báo chính xác ông ấy có thể làm gì", bà Suu Kyi nói thêm.
Các nhà quan sát đồng 𒈔💫ý rằng bà Suu Kyi bị kìm hãm bởi hiến pháp, nhưng một số lo lắng về tác động của tuyên bố "đứng trên tổng thống".
Trong suốt thời gian bà Suu Kyi tham gia chính trị, bà đã vận động người dân dựa trên cơ sở nhấn mạnh tầm qua🅠n trọng của pháp trị, David Steinberg, giáo sư nghiên cứu châu Á tại Đại học Georgetown nhận xét. "Thế mà đột nhiên bà lại nói rằng 'tꦜôi đứng trên pháp luật', đây là điều khá kỳ lạ. Sau cùng thì, hiến pháp là quy định tối thượng tại bất cứ nước nào. Việc bạn có thích nó hay không là một vấn đề khác".
Ông suy đo๊án rằng, ý kiến của bà còn có thể khiến quân đội tức giận, có thể là điềm xấu cho khả năng hợp tác trong tương lai.
Kelley Currie, chuyên viên cao cấ🐟p tại Viện Project 2049, một tổ chức thúc đẩy dân chủ ở Washington, nghiêng về phía ủng hộ bà Suu Kyi. Currie cho rằng tuyên bố của bà Suu Kyi nghe có thể lạ lùng với người phương Tây, nhưng nó ph༺ản ánh đúng những điều bà đã thể hiện khi tiến hành chiến dịch tranh cử. Khi người dân bỏ phiếu cho đảng NLD tức là họ chấp nhận sự lãnh đạo của bà Suu Kyi.
"Người dân trên khắp đất nước rõ ràng muốn NLD dẫn dắt đất nước và bà pꦰhải là người lãnh đạo", Currie nói.
Mark Farmaner đến từ Burma Campaign UK, một nhóm vận động hành lang cho dân chủ ở Myanmar, thừa nhận rằng tuyên bố của bà Suu Kyi "trên ꧃bề mặt nghe có vẻ kiêu ngạo, 💟nhưng sự thật là người dân Myanmar rất muốn bà lãnh đạo đất nước".
"Hầu hết mọi người sẽ nghĩ rằng việc bà tìm cách "né" một🌳 điều khoản hiến pháp được thiết kế nhằm ngăn bà làm tổng thống là hợp lý. Nếu bà Suu Kyi chỉ đả💝m nhận vị trí ở ghế sau, thì công chúng sẽ tức giận và cảm thấy bị phản bội", ông nói.
Michael Buehler, giảng viên về chính trị Đông Nam Á tại Đại học London, nhận xét rằng tuyên bố của bà Suu Kyi có chút ♕quá lạc quan, vì quân đội vẫn giữ rất nhiều quyền lực trong đất nước.
"Bà ấy có thể quá ngây thơ, hoặc cố tình giảm nhẹ điểm yếu của mình. Sẽ chẳng có quyết định chính trị nào được thực hiện mà không có quân đội, và nói thẳng thắn thì, không có chính sách nào thực sự sẽ thà🧸nh công mà không cần sự giúp đỡ c♍ủa quân đội", ông nhận định.
Xem thêm: Quân độiꦡ Myanmar vẫn thâu tóm quyền lực dù thất thếꦰ bầu cử
Phương Vũ