Thông tin nông dân ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp) dùꦗng xi măng làm phân bón lúa khiến nhiều người hoang mang. Chủ nhân của sáng kiến này là ông Lê Văn Nuôi (xã Long Hậu). Trong khi xây nhà, thấy những cây trồng ven mương tốt hơn, ông Nuôi thử rải xi măng lên ruộng lúa thì thấy có sự khác biệt so với nơi không rải.
Năm 2009, người Bình Định từng dùng xi măng để giúp lạc sinh trưởng mạnh hơn. Những người trồng mai thường đưa cây vào chậu xi măng cũng vì mục đích n✤ày.
Nhận định về cách làm trên, tiến sĩ hóa học🌠 Nguyễn Văn Khải cho rằng đó l𝓀à sáng kiến "tuyệt vời" của nông dân. Đất trồng sau thời gian dài sẽ bị thoái hóౠa, bạc màu và thiếu chất, dẫn đến nhiễm chua, trong khi xi măng có canxi có thể khắc phục nhược điểm này.
"Canxi khi hòa với nước sẽ trung hòa đất, nâng độ pH trong đất, cải tạo đất chua, đất phèn", ông Khải nói và ♈cho biết trong xi măng còn có các chất keo tạo nên độ kết dính làm c𒐪ho đất tơi xốp, bộ rễ phát triển hơn.
Tuy nhiên, ông Khải cho rằng người dân không được lạm dụng, vì có thể đất sẽ có bazơ nhiều🤪 trở lại. Có thể trên miếng đất này sử dụng được xi măng nhưng miếng đất khác chưa chắc, hay mùa này có thể được nhưng mùa sau thì không, nên bà c💜on cần lưu ý.
Trong khi đó,ღ chuyên gia phân bón cho rằng, xi măng là chất kết dính dùng trong xây dựng, không phải phân bón nông nghiệp. "Gặp nước, các chất khoáng xi măng sẽ đóng thành khối rắn chắc. Khi bón x🔜i măng, đất sẽ chai cứng và thoái hóa", vị chuyên gia nói và khuyên người dân nên sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp với lân, urê, vôi bột, 𝄹sẽ làm cho đất tươi xốp, không thoái hóa.
Một chuyên gia từng làm ở Cục Trồng trọt thì cho rằng, có thể người dân sử dụng chất clinker trong xi măng giú꧑p trung hòa đất, chứ không phải bón xi măng. Bởi khi gặp nước, xi măng sẽ đóng thành khối rắn chắc, không có lợi cho đất.
Phạm Hương