Tại tọa đàm phát tr💫iển du lịch bền vững tại Khu du lịch quốc gia Sơn Trà sáng 30/5, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng giải thích lý do kiến nghị lên Thủ tướng là tháng 12/2016 xem công bố quy hoạch bán đảo Sơ🏅n Trà, với slide cuối cùng tràn ngập hình ảnh khách sạn trên bán đảo này. Sau một tuần, ông thấy người ta bắt đầu phá rừng và đào xới Sơn Trà.
"Nếu tốc độ đào xới nhanh thì chúng ta sẽ mất Sơn Trà. Chúng tôi mạnh dạn đưa vấn đề này lên Thủ tướng. Sơn Trà là lá phổi xanh của Đà Nẵng, mỗi ngày cung c🍰ấp lượng oxy cho 4,2 triệu người, nếu làm lá phổi ung thư thì chúng ta sẽ thở bằng gì", ông Vinh nói.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng đặt câu hỏi dự kiến đến năm 2025, Đà Nẵng đón 3,5 tri𝓀ệu khách trong khi hiện nay có 30.000 phòng, vậy có phải xây thêm khách sạn ở Sơn Trà hay không? "Nếu Đà Nẵng giữ Sơn Trà là điểm đến độc nhất của Việt Nam thì sẽ làm tăng thu nhập của dân cư, chứ không tăng thu nhập cho một nhóm người. Tôi chọn bảo vệ Sơn Trà tự nhiên và sẽ đi đến cùng để bảo vệ", ông Vinh gay gắt nói.
Ông Huඣỳnh Tấn Vinh yêu cầu giữ nguyê🌼n hiện trạng bán đảo Sơn Trà.
Trái với ý kiến🔯 của ông Huỳnh Tấn Vinh, ông Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển du lịch đánh giá, bản quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà được Chính𝄹 phủ ban hành mới đây đã thực hiện khách quan theo các tiêu chí đề ra, bố trí khu chức năng như khu đón tiếp, nghỉ dưỡng, tâm linh, hoạt động du lịch sinh thái tương đối hợp lý. Trong đó khu du lịch sinh thái có diện tích lớn nhất cho thấy các nhà quy hoạch tôn trọng bảo tồn đa dạng sinh học. 3 khu đặc thù được bố trí ở độ cao dưới 150 m, đảm bảo an ninh quốc phòng và ở khu rừng trồng ít ảnh hưởng sinh học.
Tuy nhiên, ông Lương vẫn kiến nghị rà soát, thành lập tổ tư vấn gồm các chuyên gia độc lập thẩm định, xác định các vấn đề dưới góc độ bảo tồn. "Vi phạm cảnh quan hay không nằm ở các dự án chứ không phải ở quy hoạch. Dự án biểꦬn Tiên Sa có lỗi hay không thì phải sau khi hoàn thành mới biết. Tôi tin rằng cảnh quan tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư nên họ khô🍸ng thể làm xấu được", ông Lương nói.
Tại tọa đàm, nhiều chuyên gia đồng tình cần khai thác du lịch bán đảo Sơn Trà thay vì giữ nguyên như 🦂hiện nay. Ông Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam, nhận định nếu giữ nguyên trạng như hiện nay và cấm không cho khai thác là không ổn. Tuy nhiên, không được can thiệp thô bạo. Thực tế có nhiều dự án nghỉ dưỡng tuyệt vời mà không cần chặt cây.
Ông Vạn nêu thực trạng nhiều bãi biển từ Móng Cái, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc đều bị các dự án can thiệp và làm thay đổi cảnh quan. Do đó, quan trọng nhất là việc quản lý của cơ quan nhà nước. Đối với các dự án đã được cấp phép đầu tư tại Sơn Trà, ô🤪ng Vạn yêu cầu rà soát để xem có triển khai đúng hay không. "Để Sơn Trà phát triển đúng định hướng, cần có những người quản lý tốt và nhà đầu tư thông minh", ông Vạn nhಌấn mạnh.
"Nếu giữ nguyên bán đảo Sơn Trà chỉ là khu sinh thái, không phát triển du lịch thì sẽ là đảo hoang, chúng ta phải tác động để p✤hát triển du lịch", ông Phan Văn Chương, Phó chủ tịch Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Đà Nẵng, lên tiếng và cho rằng voọc chà vá đang sinh sống ở nhiều khu vực nên phải gom lại, tạo môi trường sống cho chúng. Du khách cũng cần được xem voọc khi đến Đà Nẵng.
Đồng quan điểm, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình cho rằng mục đích tạo điểm tham quan nghỉ dưỡng cho khách du lịch là đúng song vấn đề là đặt dự án vào chỗ nào và làm như thế nào để không ảnh hưởng môi trường cảnh quan. "Chúng ta cần ban hành các quy định chặt chẽ về môi trường để nhà đầu tư tuân thủ. Dự án biển Tiên Sa vi phạm phải xóa tên dù đ🌸ã bỏ bao nhiêu tiền. Chúng ta có quy định song không có người giám sát", ông Bình nói.
Vấn đề quy hoạch bao nhiêu phòng khách sạn là hợp lý cũng gây nhiều tranh luận tại buổi tọa đàm. Hiện Đà Nẵng phê duyệt cấp phép cho 25 dự án, trong đó có 18 dự án đầu tư du 🐭lịch, 11 dự án có quy mô 5.049 phòng. Còn bản quy hoạch mới đưa ra khống chế xây dựng chỉ 1.600 phòng tại bán đảo Sơn Trà.
Theo ông Vũ Thế Bình, nếu thực hiện được đúng theo quy hoạch đưa ra là quá tốt. Vì bản quy hoạch mới là đã chấn chỉnh, giảm số phòng khách sạn từ hơn 5.000 còn 1.600 là rất dũng cảm, đúng đắn. Song để thực hiện đúng số phò📖ng này thì cần kiểm soát chặt chẽ.
Nguyên Tổng cục phó Tổng cục Du lịch Vũ Tuấn Cảnh cho rằng con số buồng phòng cần dựa vào các dự báo đến năm 2030. Tuy n💖hiên, xây dựng khách sạn có ảnh hưởng đến loài voọc hay không thì phải tính toán từng dự án, nếu có tác động thì phải loại bỏ. "Chúng ta không lo thiếu cơ sở lưu trú. Sơn Trà là đất vàng, ở các nước khác thường không bao giờ phải san ủi đất để xây dựng cơ sở lưu trú", ông Cảnh nói.
Trước đó Chính phủ đã yêu cầu Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức giới thiệu quy hoạch Khu du lịch quốc gia Sơn Trà, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học và gia﷽o Đà Nẵng rà soát, giải quyết ý kiến của nhà đầu tư khi giảm số phòng đã cấp phép. Thủ tướng sẽ xem xét điều chỉnh bổ sung quy hoạch.
Đoàn Loan