Con số cao gấp tám lần dự đoán ban đầu, đưa Mère et enfant (Mẹ và con) trở thành tác phẩm đấu giá cao nhất trong phiên Indochine, gồm 49 tranh hiện đại, tạp chí🐠 cũ của các họa sĩ, giáo viên Cao đẳng Mỹ thu🌃ật Đông Dương.
Theo Sotheby's, tác phẩm chất liệu mực và màu trên lụa, được thực hiện vào khoảng những năm 1960. Trung tâm củꦕa bức tranh là hình ảnh mẹ bồng con, điểm xuyết bằng những bình hoa. Mẹ mặc áo dài lụa trắng, mấn đội đầu màu xanh nền nã, còn em bé mặc đồ màu cam nổi bật.
Trên website của nhà đấu giá viết: "Bức tra🥀nh lụa đầy cảm động, gần gũi này đại diện cho phong cách Lê Thị Lựu. Tác phẩm đong đầy ඣtình yêu thương giữa mẹ và con".
Tác phẩm được cho ꦯlà gửi gắm tình cảm của dan⛄h họa với gia đình và quê hương Việt Nam, trong thời gian sinh sống tại Pháp. Lê Thị Lựu cùng chồng sang Pháp định cư từ năm 1940.
Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi nhận định bức họa xứ𒆙ng đáng với mức giá này, thậm chí trong tương lai còn tăng cao hơn nữa. "Danh họa không sử dụng các màu sắc nguyên thủy mà pha trộn tinh tế, mang đến tổng 🧜thể tranh màu pastel thể hiện sự dịu dàng đậm chất Lê Thị Lựu", ông nói.
Lê Thị Lựu sinh năm 1911 tại Thổ Khối, Bắc Ninh, bắt đầu theo đuổi con đường hội họa từ năm 14 tuổi. Bà được nhận vào Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương từ năm 1927, khi mới 16 tuổi, là nữ họa sĩ đầu tiên của trường. Năm 1930, bà trưng bày hai tranh sơn dầu trong cuộc triển lãm chung đầu tiên của trường: Chân dung ông Hai và Thiếu nhi vườn chuối. Năm 1932, bà tốt nghiệp thủ khoa. Bà giảng dạy tại các trường Trung học Bảo Hộ (Bưởi), Nữ sư phạm (Hàng Bài), Ðăng Ten (Ecole dentellière), 💖Hồng Bàng (tư thục).
Đầu những năm 1940, Lê Thị Lựu sang Paris, Pháp cùng chồng là Ngô Thế Tân và một số nghệ sĩ như Ma🅰i Trung Thứ, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm. Vào thập niên 1950, Lê Thị Lựu đắm mình trong cội nguồn văn hóa Việt Nam với loạt tác phẩm mực và bột màu trên lụa. Chủ đề yêu thích của họa sĩ là phụ nữ, trẻ em Việt Nam với khuôn mặt rạng rỡ, được thể hiện một cách chân thực. Bà nổi tiếng với tài kết hợp màu sắc, ánh sáng, nét vẽ tinh t𒁃ế, dẫn dắt người xem đến không gian thanh bình, mềm mại và sang trọng.
Tranh của bà được giới thiệu tại nhiều phòng ✃trưng bày ở Paris. Từ năm 1962, Lê Thị Lựu giảng dạy ở các trường Lycée Corot, Lycée Rodin Paris và Lycée d’Orsay. Từ năm 1971, bà về hưu, chuyển về sống ở miền Nam nước Pháp. Bà qua đời năm 1988.
Sinh thời, họa sĩ Nguyễn Nam Sơn - đồng sáng lập Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, t✱ham gia giảng dạy bộ môn Đồ họa và Trang trí - từng nói tên Lê Thị Lựu rất đặc biệt,🌠 vì nó bao gồm ba loại trái cây mang hương thơm và màu sắc dịu ngọt: lê, thị và lựu.
Indochine là phiên đấu trực tuyến dành riêng cho Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20, bao gồm 49 tác phẩm🥂, ở các thể loại tranh, sơn mài, điêu khắc... của những sinh viên tốt nghiệp đầu tiên củaꦚ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Phiên đấu diễn ra từ ngày 14 đến 21/4 trên website của Sotheby's với tranh của nhiều gương mặt tên tuổi như Nguyễn Nam Sơn, Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Lê Phổ...
Bức sơn dầu trên vải Những người bán hoa ven hồ Hoàn Kiếm được sáng tác năm 1936, ký tên Phung Fu, đứng thứ hai với giá hơn 191 nghìn USD (hơn 4,3 tỷ đồng). Theo sau là bức sơn mài trên bảng gỗ Phong cảnh miền Bắc Việt Nam đến từ Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1945) với 102 nghìn USD (gần 2,4 tỷ đồng), tranh sơn dầu Nhà thơ của Vũ Cao Đàm ở mức 52 nghìn USD (gần 1,2 tỷ đồng). Tác phẩm Hạc và cá của Nguyễn Nam Sơn bán giá 21,8 nghìn USD (hơn 50💝0 triệu đồng). Tổng số tiền thu được trong phiên đấu là 1.197.969 USD (27,5 tỷ đồng).
Sotheby's là một trong những nhà đấu giá lớn thế giới với 💫lịch sử 278 năm. Năm 2021, doanh thu của hãng đạt 7,3 tỷ USD. Sot🐠heby's có trụ sở chính tại London (Anh) và chi nhánh tại New York (Mỹ), Hong Kong, Moskva (Nga). Mỗi năm, họ tổ chức hàng trăm phiên đấu giá với đa dạng thể loại tác phẩm nghệ thuật, cổ vật, thời trang...
Hiểu Nhân