Bộ ảnh tư liệu của gia đình cố nhạc sĩ có bức hình hiếm hoi chụp ông ngồi vẽ. Trong đó, Trịnh Công Sơn đang phác ꦯnhững nét đầu tiên một bức chân dung - thể loại ông🍨 yêu thích.
Bà Trịnh Vĩnh Trinh, em gái nhạc sĩ, cho biết mỗi lần thành viên gia đình bước vào căn phòng, ở nhà 47 C, Phạm Ngọc Thạch, TP HCM, hình ảnh ông gầy gò bên piano hay khung tranh lại ùa về. Trong phòng, mọi thứ, từ chi🃏ếc bàn với bản thảo chép tay cá﷽c ca khúc, giá vẽ và cọ, đến vài bức họa dang dở, đều ở vị trí như ngày cuối cùng chủ nhân của chúng qua đời - 1/4/2001.
Em gái cho biết nhạc sĩ thường vẽ chân dung bạn bè, người quen, người trong gia đình, bạn gái... và tặng họ. Ông vẽ ꦓnhiều nhân vật trong giới văn nghệ sĩ: Nguyễn Tuân, Văn Cao, Bùi Giáng, Dương Tường... Các bức vẽ (drawing) và tranh (painting) của ông tối giản chi tiết, nhiều khoảng trống đơn sắc. Những khoảng trống tha𒆙m gia cùng các đường nét, màu sắc nhấn nhá tạo nên đặc trưng và thần thái của nhân vật.
* Vài tác phẩm hội họa của Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn từng nói: "Hội họa là cõi trú thứ hai, bên cạnh cõi trú âm nhạc; khi ngôn ngữ và âm thanh bất lực thì màu sắc lên tiếng để an ủi và ru dỗ tôi" (trích sách Tôi là ai, là ai, tuyển các bài viết của Trịnh Công Sơn và viết về Trịnh Công S🐈ơn, NXB Trẻ, 2011).
Cố họa sĩ Đinh Cường t🅘ừng vẽ Trịnh Công Sơn. Trong tác phẩm, nhạc sĩ nhìn vào khung tranh như nhìn ra khung cửa. Ở đấy, gam màu trầm xen lẫn những sắc tươi sáng. Ông được khắc họa một mìౠnh, nhưng không gợi sự cô độc. Chuyển động của ánh sáng và màu sắc dường như lột tả nét hân hoan của người nghệ sĩ khi sáng tạo.
Kỷ niệm 20 năm ngày Trịnh Công Sơn qua đời, một tập sách, dự kiến mang tên Hội họa Trịnh Công Sơn, lần đầu ra mắt bạn đọc vào tháng 4, được xem là tuyển tập dày dặn nhất vể tranh của cố nhạc sĩ, cùng nhiều bài viết, phân tích khía cạnh mỹ thuật. Đồng thời, gia đình nhạc sĩ làm việc cùng ông Nguyễn Anh Minh, giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, về lần đầu thực hiện triển lãm tranh ở Hà 🐓Nội.
Ông Nguyễn Anh Minh cho biết: "Do dịch, chúng tôi vẫ🤪n bàn bạc công tác chuẩn bị, trong đó có việc chọn lọc và thẩm định tranh. Với tôi, Trịnh Công Sơn không chỉ là nhạc sĩ tài hoa mà còn là nhà văn hóa. Nếu triển lãm diễn ra,ꦐ sẽ là dịp để công chúng biết thêm một phương diện về ông".
Ông Nguyễn Trọng Chức - người được gia đình Trịnh Công Sơn ủy thác chăm sóc các tư liệu, hình ảnh vওề cuộc đời, sáng tác của nhạc sĩ - cho biết tranh Trịnh Công Sơn phần lớn thuộc về gia đình. Một phầ💛n khác được bạn bè lưu giữ, nhất là cố họa sĩ Đinh Cường - người bạn thân thiết.
Sinh thời, nhạc sĩ triển lãm chung nhiều lần tại TP HCM cùng các họa sĩ chuyên nghiệp như: với Tôn Thất Văn, Đinh Cường (tại nhà 47 C Phạm Ngọc Thạch, tháng 3/1988), với Đỗ Quang Em, Đinh Cường tại Nhà Hữu nghị Tiệp Khắc (tháng 1/1989), với Đỗ Quang Em, Trịnh Cung tại nhà hàng Ritz (15/2/1990 đến 2/1/1991), với Trịnh Cung, Đỗ Quang Em, Tôn Thất Văn tại khách sạn nổi Sài Gòn (tháng 9/1991). Triển lãm sau cùng của ông là với Bửu Chỉ, Đinh Cường tại gallery Tự Do (20/8 đến 3/9/2000). Năm 2011, dịp 10 năm ngày mất ༒của nhạc sĩ, một số tranh của Trịnh Công Sơn được triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM và Huế.
Ông Nguyễn Trung Trực, đại diện gia đình𓄧, cho biết ngoài trưng bày cho khán giả thưởng lãm, gia đình không bán tranh. "Vài năm trước, một nhà đấu giá mỹ thuật nổi tiếng ở nước ngoài đặt vấn đề mua tác phẩm của anh Sơn nhưng chúng tôi từ chối, muốn g꧒iữ các tác phẩm cho kho tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của anh", ông Trung Trực nói.
Thoại Hà