Theo Sotheby's, mức giá được ấn định trong phiên đấu trực tiếp Modern and Contemporary Art tại Sotheby's Singapore, nằm trong dự đoán của giới chuyên môn trước đó 620.000 - 1.000.000 SGD (10,4 -16,7 tỷ đồng). Người mua là nhà sưu൲ tập Vi﷽ệt Nam.
Lê Phổ khắc họa cꦛô gái trẻ mặc áo dài màu trắng ngồi trên ghế gỗ truyền thống, mắt nhìn thẳng người đối diện. Nhân vật quàng khăn và đội mấn đồng điệu. Nhà đấu giá nhận địn🎃h tác phẩm tinh xảo và đặc biệt hiếm có, tiêu biểu cho kỹ thuật điêu luyện của danh họa trong việc xử lý lụa. Tranh cho thấy tài năng của Lê Phổ trong việc khắc họa vẻ đẹp đài các, nữ tính của phụ nữ Việt. Đồng thời, giúp mở ra phần nào cuộc sống của tầng lớp tinh hoa trong xã hội Việt Nam bấy giờ. Nét vẽ và cách sử dụng màu mang hơi hướng của tranh mực Trung Quốc truyền thống.
Website của Sotheby's cho biết thông tin tranh ra đời năm 1938, ﷺmột năm sau khi Lê Phổ đến Paris, sự nghiệp đang trên đà nở rộ, được các nhà sưu tập để mắt tới. Cũng trong năm 1938, ông tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên - bước đầu cho sự nghiệp hội họa thành công ở châu Âu. Sau đó, ông tổ⛦ chức nhiều sự kiện tại Algiers (1941), Paris (1945), Brussels (1948), San Francisco (1962) và New York (1963)... Tên tuổi của ông vượt qua các ranh giới địa lý, là hiện thân cho tiếng nói của người Việt ở hải ngoại.
Tác phẩm thuộc bộ sưu tập tư nhân Mỹ, từng được bán đấu giá trong phiên của Christie's hôm 26/11/2017 với giá 725.000 HKD (2,16 tỷ đồng). Tranh được trưng bày tại triển lãm De schilderkunst van 𓃲Vietnam ở Scheveningen, Hà Lan từ ngày 1 đến ﷺ30/11/1997.
Một số tranh của họa sĩ Việt trong phiên đấu bán ở mức cao như: Trẻ em vui chơi của Mai Trung Thứ giá 504.000 SGD (8,4 tỷ đồng), La mere et l'enfant (Mẹ vꦐà con) của Lê Phổ giá 327.600 SGD (5,5 tỷ đồng)...
Lê Phổ sinh năm 1907 tại tỉnh Hà Đông (cũ). Ông là họa sĩ bậc thầy ở Việt Nam và trên thế giới với ꦍnhiều tác phẩm đắt giá. Ông được xưng tụng là "danh họa Việt Nam trên đất P🗹háp". Tên tuổi ông nằm trong nhóm tứ kiệt của hội họa Việt Nam, bên cạnh Mai Trung Thứ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm. Từ năm 1937, ông sang Pháp và định cư đến khi qua đời năm 2001 tại Paris.