"Thực tế vấn đề dạy thêm, học thêm, theo tôi xuất phá♔t từ yêu cầu của phụ huynh học sinh. Trong các lớp học từ tiểu học đến trung học phổ thông, với sĩ số từ 30-40 học sinh, cùng chương trình của Bộ và thời lượng trên lớp, không phải tất cả học sinh đều nắm bắt được bài gi𓂃ảng.
Một số học sinh giỏi muố🧸n nâng cao trình độ để thi vào các lớp chuyên, nhưng chương trình trên lớp không đáp ứng được. Mặt khác, một số em học yếu cần ôn lại bài để theo kịp bꦗạn bè, nên phụ huynh cũng có nhu cầu học thêm.
Bên cạnh nhiều thầy cô có trách nhiệm vớ♏i học sinh trong việc dạy thêm, vẫn có một số giáo viên do không có năng lực, khiến học sinh không 𓆉muốn học thêm, nên tìm cách ép buộc, gây dư luận xấu đến hình ảnh nhà giáo nói chung.
Vì vậy, tôi đồng tình với việc quản lý dạy thêm, học thêm, nhưng ꦑcần có cách quản lý tốt hơn để không xảy ra tình trạng ép buộc học sinh.
Mọi người cần có cái nhìn tích cực h🌜ơn về chuyện học thêm - dạy thêm và nên đóng góp ý kiến cho Bộ về việc quản lý dạy thêm, tránh tư duy 'không quản ♏được thì cấm'.
Ví dụ, trong các kỳ kiểm tra, cần quy định rõ ai là người ra đề và người đó có được dạy thêm lớp mình chủ nhiệm hay không. Để quản lý chất lượng của giáo viên,ꦍ cần tăng cường công tác dự giờ, định kỳ lấy ý kiến kín của phụ huynh trong các cuộc họp giữa kỳ và cuối kỳ.
Nếu phát hiện giáo viên ép học sinh mình chủ nhiệm học thêm dưới mọi hình thức thì ღcần xử lý nghiêm, ít nhất là không cho giáo viên đó đứng lớp".
Độc giả Nhuong Dang bình luận như trên, cho rằng cho con học thêm là một nhu cầu có thật của phụ huynh, học sinh được bổ sung kiến thức nếu đi học thêm, vì thế nên thảo luận làm thế nào để quản lý hiệu quả, thay vì cấm. Bình luận này được viết sau bài Lương 2,7 triệu đồng 'thôi thúc' tôi dạy thêm.
Khảo sát từ ngày 22/10, có hơn 8.700 độc giả tham gia bình chọn, 52% trong số đó cho rằng khô🗹ng nên cấm dạy thêm - học thê🌠m.
Độc giả Mạnh Khởi nói: "Ngày trước, khi còn là học sinh, tôi cũng thường xuyên đi học thêm. Lý do là giờ học chính khóa, thầy cô chỉ dạy kiến thức trong sách giáo khoa và không thể quan tâm sát sao từng học sinh trong 45 phút. Tôi muốn học thêm ♐để nâng cao kiến thức, để giỏi hơꦉn.
Tuy nhiên, tôi chọn học thêm với các thầy cô không dạy trên lớp. Nhờ vậy, kiến thức sách giáo khoa không làm khó mình được, và vì học tốt, ౠnên giả sử có thầy cô nào trên lớp muốn 'ép' học thêm cũng không ép đượꩲc.
Vì vậy, giáo viên dạy thêm, bác sĩ mở phòng khám tư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư điện nhận thầu cũng là hợp lý; họ làm giảm tải cho các tổ chức công. Miễn là không làm dối việc chính và không ép buộc học sinh, bệnh nhân hay khách👍 hàng sử🅠 dụng dịch vụ của mình.
Trung tâm ngoại ngữ mọc đầy khắp nơi mà không ai lên án việc dạy tiếng Anh, Pháp ở trường là không đủ nên học sinh, sinh viên phải học thêm ở trung tꦚâm. 🅷Tất cả là vì nhu cầu thôi".
Độc giả nickname Sông Đông êm đềm phân tích:
"Trong kinh doanh, có khái niệm 'khách hàng thân thiết', 'khách ruột'. Bất kỳ ai sử dụng dịch vụ nhiều hơn đương nhiên sẽ được ưu tiên hơn. Thế nên một học sinh làm bài kiểm tra đáng lẽ được 7 điểm, nhưng vì học thêm nhà cô, cô sẵn sဣàng nới tay cho 8, 9 là có thật. Còn tình trạng giáo viên chữa bài tập ở lớp học thêm giống hệt bài kiểm tra ở trường thì chẳng có gì lạ.
Về việc lương thấp nên phải dạy thêm, tôi đã nói nhiều lần là lương có 50 triệu đồng thì người ta𝓰꧂ vẫn đi dạy thêm, vì dạy thêm thu nhập rất cao. Con tôi đang học cấp II trường công ở Hà Nội.
Theo quy định, tiền học thêm là 30 nghìn đồng cho 2 tiết, nhưng cũng với 2 tiết đ൲ó, dạy ở trung tâm, thì thầy cô thu 200 nghìn, lớp hơn 40 cháu, thành hơn 8 triệu đồng cho hai ca. Thử hỏi mấy ai dám từ chối dạy thêm?
Còn việc học thêm để lấyꦦ kiến thức vẫn là nhu cầu chính đáng của nhiều học sinh. Vì vậy, không nên và cũng không thể cấm, mà chỉ cần ♑loại bỏ tiêu cực bằng cách cấm giáo viên dạy thêm chính học sinh mà mình trực tiếp đứng lớp. Như vậy, giáo viên sẽ không có cơ hội ưu tiên cho học sinh mình dạy thêm".
Độc giả Han Nguyen gợi ý một cách để quản dạy thêm - học thêm:
:Tôi đề nghị thầy cô muốn dạy thêm nên rời xa trường học và tham gia vào m🎉ột tổ chức chuyên nghiệp dạy thêm. Điều này có nghĩa là: Các thầy cô dạy thඣêm phải truyền đạt kiến thức thật cho học sinh.
Còn nếu thầy cô vẫn đứng lớp và dạy thêm chính học sinh của mình, 🐬thì đó là một thực trạng tiêu cực, vì các thầy cô không dạy gì cả mà chỉ 'phím trước' các nội dung sẽ dạy hoặc 'tiết lộ' đề cương ôn tập để thu tiền".
*Quan điểm của bạn thế nào? Chia sẻ bài viết về chuyện học thêm - dạy thêm về địa chỉ email:[email protected] hoặc ấn vào box bên dưới.
Hữu Nghị tổng hợp