Gần một năm nay, con gái bà Nhung (Ba Đình, Hà Nội) hay đóng cửa ở trong ꧙phòng một mình, ít khi trò chuyện với bố mẹ. Đang tuổi xuân nhưng cô lúc nào cũng mang gương mặt u sầu. Gần đây, cả gia đình bà Nhung tá hỏa khi phát hiện co✨n uống vốc thuốc ngủ tự tử. May được đưa đi cấp cứu, rửa ruột kịp thời, tính mạng cô không bị đe dọa. Nhưng từ đó, cô vẫn luôn rầu rĩ, than muốn chết, và gia đình phải cắt cử người trông coi.
"Tôi nghe mấy đứa bạn con kể là cháu thất tình, người yêu bỗng dưng đi với cô khác nên nó bị sốc. Bình thường tính cháu khá yếu đuối, hay buồn và nghĩ ngợi, nhưng tới mức muốn chết thế này thì tôi chưa bao giờ nghĩ tới", bà mẹ thổ lộ. Gia đình bà quyết định đưa con đến gặp bác sĩ. Cô gái được chẩn đoán trầ🌼m cảm, đang ꦅtrong giai đoạn cần giám sát nghiêm ngặt và điều trị tích cực vì luôn có ý định tự sát, cần nhập viện, nhưng người mẹ không đồng ý.
"Cháu nó đang đi học, vừa mới lớn lên, giờ vào viện tâm thần rồi mang tiếng cả đời thì tương lai còn gì nữa, làm sao sau này lấy chồng được", người mẹ lý giải rồi xin bác sĩ kê đơn cho con𓆉 về nh💧à uống thuốc. Dù sau đó bác sĩ viết rõ trong đơn, nếu có vấn đề gì xảy ra (cô gái biến ý định tự tử thành thật) thì không chịu trách nhiệm, bà gật đầu ký ngay chứ không để con gái lại bệnh viện.
Cũng được bác sĩ yêu cầu cho con vào viện để điều trị chứng hưng cảm, nhưng người nhà của Quang (Khâm Thiên, Hà Nội) nhất định không chấp nhận. Đang là sinh viên một trường đại học tại Hà Nội, một ngày anh chàng 21 tuổi bỗng nói năng lung tung, luôn🍬 huênh hoang mình giỏi giang, có thể đọc được suy nghĩ của mọi người, biết được tất cả chuyện trên trời dưới bể. Anh chàng cũng rất dễ nổi khùng, nếu ai bắt làm gì không theo ý là đập ⭕bàn ghế, vật vã, lăn lộn...
Quang còn có một số hành động kỳ lạ như suốt ngày ưỡn ngực soi gương, đi lại vênh vang, khua khoắng như luyện võ, hay lầm rầ✱m nói một mình, ai đến nhà là ra nói chu꧒yện luyên thuyên không dứt, đọc gia cảnh, phán tương lai của họ... Khi những biểu hiện này ngày một nặng, chị gái Quang lên mạng tìm kiếm địa chỉ tin cậy đưa em đi chữa bệnh và được chỉ dẫn tới một số bệnh viện có khoa tâm thần, nhưng gia đình chị không muốn đưa Quওang tới đó vì "sợ lộ".
"Nhà mình muốn tìm phòng khám tư nào đó, hoặc mời🐭 bác s♎ĩ về nhà chữa cho em. Giờ đang xin bảo lưu kết quả học tập ở trường cho nó, không muốn ai biết em mình bị tâm thần", chị gái Tùng chia sẻ.
Tiến sĩ Bùi Quang Huy, Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, không ít gia đình người bệnh sẵn sàng trả thù lao cao hơn nhiều mức thông thường tại viện để mời bác sĩ vಞề nhà khám chữa cho con họ. Ngoài các lý do như người bệnh nhất định không chịu đi khám, hay do hoàn cảnh đặc biệt, phần lớn họ sợ người ngoài biết gia đình có người bị tâm thần, sợ ảnh hưởng đến tương lai, cuộc sống của người bệnh cũng như chính mình.
Thực tế, theo bác sĩ Huy, điều này xuất phát từ ác cảm lâu nay của nhiều người với căn bệnh tâm thần. Xã hội kỳ thị bệnh này, nhầm lẫn khi đồng nhất tâm thần là điên và không thể chữa được. Không những thế, xưa nay một số bệnh tâm thần được người đời nhuộm màu sắc mê tín dị đoan. Chẳng hạn, người loạn thần do rượu thường hay hoang tưởng, nghĩ mình nhìn thấy ma quỷ, thấy sắp bඣị kẻ khác hại... Người nhà họ có khi chữa trị bằng cách dỡ bàn thờ, xoay cổng nhà. Hay người bị bệnh hưng cảm bỗng dưng nói năng lạ lùng, nghĩ trời phật nhập vào mình, mình biết hết mọi thứ trên trời dưới biển, được thế lực siêu nhiên điều khiển... và không ít người xung quanh tin họ, thậm chí tới cúng bái, cầu khẩn.
Bác sĩ Huy cho biết, có hàng trăm loại bệnh tâm thần với rất nhiều triệu chứnﷺg, biểu hiện khác nhau. Loại bệnh thường gặp nhất là tâm thần phân liệt và rối loạn c👍ảm xúc, rối loạn lo âu, trầm cảm. Trong đó, bệnh rối loạn cảm xúc có nhiều thể là rối loạn trầm cảm, rối loạn hưng cảm, rối lo๊ạn phân liệt cảm xúc tức vừa có triệu chứng của tâm thần phân liệt, vừa có rối loạn cảm xúc. Ngoài ra, rối loạn lo âu cũng rất dễ gặp và có liên quan đến các vấn đề xã hội như áp lực, căng thẳng trong công việc, cuộc sống.
Theo bác sĩ, ngoài tâm thần phân liệt là bệnh nặng 🌞và khó chữa, nhiều loại bệnh tâm thần có thể chữa khỏi và chắc chắn không phải bệnh nan y. Vấn đề là, người bệnh hay người nhà bệnh nhân cần có sự hợp tác, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và kiên trì, vì đa số tình trạng này cần điều trị lâu dài, thậm ch🃏í vẫn cần củng cố ngay cả khi đã chữa khỏi.
Bác sĩ Huy cho biết, ngoài 70-80 bệnh nhân điều trị, mỗi ngày Khoa Tâm thần khám cho khoảng 30-50 người. Trong chỉ định điều trị cho các bệnh nhân tâm thần, điều trị ngoại trú chiếm phần lớn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp yêu cầu phải vào viện, dưới sự theo dõi sát ♕sao của nhân viên y tế, như bệnh nhân trầm cảm có ý định tự tử, người mất trí giả, người từ chối ăn, hoặc bệnh tâm lý kèm các bệnh cơ thể khác... Số trường hợp cầ🐼n nhập viện nhưng nhất định đòi điều trị ngoại trú khá nhiều, chiếm khoảng 20-30% số ca. Một số người vì ở xa hoặc không có tiền, nhưng cũng không ít trường hợp sợ mang tiếng, lo bị gièm pha hoặc e ngại phụ nữ khó lấy chồng, đàn ông khó tìm vợ... nếu người khác biết họ từng bị tâ💙m thần.
"Sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần đều rất quan trọng. Khi có bệnh là phải chữa, chớ nên trì hoãn vì lý do gì. Khi điều trị các bệnh về tâm thần, việc không tuân thủ chỉ định của bác sĩ, cố tình không nhập viện đôi khi có thể gây ra hậu quả nặng nề, chẳng hạn bệnh nhân từ chối ăn nếu cố ở nhà, không được điều trị có thể chết vì đói, hay bệnh nhân trầm cảm có ý định tự sát có thể thực hiện việc này bất cứ lúc nào", tiến♔ sĩ Huy phân tích.
Vương Linh
* Tên một số nhân vật trong bài đã được thay đổi.