Theo dự thảo đang được Bộ Công Thương đề xuất, EVN sẽ được tăng giá điện sinh hoạt khi các chi phí đầu vào biến động, làm giá bán lẻ bình quân tăng từ 1% trở lên, thay vì 3% như quy định hiện hành. Trường hợp giá bán lẻ điện bình quân tăng 1% đến dưới 5% và trong khung giá, EVN sẽ được quyết định tăng giá điện.
Đồng tình với quan điểm của Bộ Công Thương, độc giả Long Ussh nhận định: "Cá nhân tôi ủng hộ tăng giá điện. Bất cứ ngành kinh doanh nào cũng phải theo giá 🔴thị trường. Ở Việt Nam, điện được trợ giá nên hiện khá rẻ (trong khu vực chỉ có Lào và Myanmar là rẻ hơn do chủ yếu là thủy điện). Việt Nam hiện tại nhiệt điện chiếm tỷ lệ lớn nhất rồi mới đến thủy điện (nhưng giá nguyên liệu đốt đang lên rất cao, khí đốt lên gấp đôi so với các năm trước), chưa kể EVN phải cam kết mua lại๊ điện gió và mặt trời cao hơn giá bán ra dẫn đến thua lỗ.
Trong khi báo cáo lỗ cuẩ EVN đang bị chê bai đủ điều, thì việc tăng giá là cần thiết để tránh việc nhà nước phải trợ giá điện quá nhiều. Chúng ta ra ngoài, từ bát phở, cái bánh mỳ, đến bó rau cũng đều tăng giá 5-10%, nhưng lại không cho ngành điện tăng 1-5% mặc dù hai năm q💟ua họ không tăng giá, liệu có công bằng?".
Cùng chung suy nghĩ, bạn đọc KBĐ phân tích: "Tôi ở Hà Nội, nhận thấy dạo này dịch vụ nộp tiền điện tự động của EVN vận hành rất tốt. Tôi ủng hộ EVN tăng giá điện, chứ kinh doanh mà lỗ thế này thì chẳng lẽ 'làm vì đam mê'? Tuy nhiên, cũng nên tăng giá phù hợp theo 𝔉vùng. Như vậy vẫn bảo đảm mức tăng 3% toàn ngành. Đồng thời nên hướng dẫn người dân các cách tiết kiệm điện, đặc biệt vào giờ cao điểm".
Theo báo cáo tài chính 6 tháng của EVN, tập đoàn này ghi nhận khoản lỗ trên 16.500 tỷ đồng do chi phí sản xuất điện tăng cao. Việc này tạo ra áp lực tăng giá điện rất lớn. Trong khi đó, giá bán lẻ điện bình quân, theo quy định hiện là 1.864,44 đồng một kWh, chưa thay đổi từ năm 2019 đến nay.
Tuy nhiên, cho rằng việc để EVN tự tăng giá điện sẽ dẫn tới nhiều bất cập, độc giả Minh nêu quan điểm: "Ngành điện hầu như chỉ nghĩ đến tăng giá và tăng giá, chưa thấy bao giờ giảm giá. Trong khi đó, các chi phí của thủy điện, điện gió, điện mặt trời... cơ bản là ổn định trong quá🌜 trình vận hành. Còn giá than, dầu, khí... của nhiệt điện cũng có khi lên, khi xuống. Vậy, tại sao chỉ có tăng giá thôi?".
Bạn đọc Longhoang thắc mắc: "Điện gió, điện mặt trời, điện áp mái hiện đều bị EVN lấy lý do này kia để không mua và đang thừa công suất. Có nhà máy chỉ sản xuất 40% công suất. Nhưng EVN lại mua điện từ các nhà máy điện than, điện khí, trong khi giá dầu khí, than lên cao rồi lấy lý do này để tăng giá điện. V𒈔ậy có hợp lý không? Chúng ta không thể cái gì cũng so sánh với giá trong khu vực hoặc thế giới. Thực tế, thu nhập chính của dân ta ở đâu trong khu vực? So với Singapore, Thái Lan, Bruney, ngay cả với Lào và Campuchia, thu nhập bình quân của chúng ta cũng không cao hơn, chỉ xếp thứ 7/11 nước Đông Nam Á, vậy cớ sao đòi hỏi giá điện cũng phải theo kịp các nước?".
"Xăng tăng các mặt hàng thiết yếu đều đăng, xăng giảm nhưng vẫn chưa thấy các mặt hàng giảm theo. Giờ tăng giá điện thì sẽ chẳng khác nào hủy diệt đời sống người dân. Tô phở bây giờ rẻ nhất cũng đã 35.000 đồng, giờ tăng giá điện nữa thì sẽ lên 40.000 đồng", độc giả Ninh Hai lo lắng.
Bạn đọc Cường Trần cho rằng, việc tăng giá điện khi chi phí cao phải đi kèm với giảm giá điện khi chi phí hạ: "Theo dự thả🐟o, EVN sẽ được điều chỉnh tăng giá điện khi các chi phí đầu vào biến động, làm giá bán lẻ bình quân tăng từ 1% trở lên so với hiện🃏 hành.
Thứ nhất, nếu tăng 🌃giá điện do tăng chi phí đầu vào như nguyên vật liệu... thì tôi chấp nhận. Tuy nhiên, nếu tăng giá điện do tăng chi phí ở các khâu như: truyền tải, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành... thì không thể chấp nhận được. Lý do là bởi toàn b💝ộ các hệ thống này đang ngày càng hoàn thiện và hiện đại, chi phí sẽ càng ngày càng giảm, nên không thể chấp nhận tăng giá điện.
Thứ hai, nếu đã cho phꦑép tăng giá thì EVN cũng phải giảm giá điện khi chi phí đầu vào giảm xuống tương ứng. Có như vậy mới đảm bảo công bằng giá điện".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.